Xuất khẩu lúa mì mềm sang các điểm đến ngoài EU-27 và Anh trong tháng 4 đạt tổng cộng 665.600 tấn, tháng thứ 10 của mùa vụ 2020/21. Đó là mức sản lượng lúa mì tháng 4 của Pháp thấp nhất kể từ năm 2011/12.
Khối lượng xuất khẩu của tháng 4/2021 cũng ít hơn 1/4 so với 908.400 tấn của tháng 3/2021. Con số tháng 3 đã được điều chỉnh giảm so với ước tính ban đầu, nhưng vẫn là mức cao nhất trong mùa.
Các thương nhân cho biết hoạt động xuất khẩu đã suy yếu do nguồn cung giảm dần từ vụ thu hoạch nhỏ năm 2020 của Pháp, nhu cầu từ các nhà nhập khẩu giảm và đà tăng giá khiến lúa mì Pháp không có khả năng cạnh tranh ở nước ngoài.
Ma-rốc lại là điểm đến hàng đầu trong tháng 4 của lúa mì Pháp, chiếm 238,900 tấn, ít hơn gần 1/4 so với sản lượng xuất khẩu tháng 3.
Ai Cập là điểm đến lớn thứ hai ngoài EU với 126.000 tấn, bằng với khối lượng vận chuyển trong tháng 3.
Algeria, thường là đầu ra hàng năm lớn nhất cho lúa mì mềm của Pháp, chỉ đạt 75.500 tấn vào tháng 4 sau 240.900 vào tháng 3.
Tháng trước, tháng thứ hai liên tiếp, không có đơn hàng lúa mì nào được vận chuyển đến Trung Quốc, càng thêm tạm lắng sau khi nhu cầu của Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu của Pháp trong nửa đầu mùa vụ.
Xuất khẩu lúa mì mềm của Pháp dự kiến sẽ ở mức thấp nhất trong 4 năm xuyên suốt cả mùa vụ từ tháng 7 đến tháng 6 năm 2020/21.
Xuất khẩu lúa mạch - thức ăn chăn nuôi đạt 168.900 tấn trong tháng 4, tất cả đều xuất sang Trung Quốc. Dữ liệu của Refinitiv cũng cho thấy không có lô hàng lúa mạch, mạch nha nào từ các cảng của Pháp được xuất vào Trung Quốc trong tháng 4.
Các chuyến hàng ngũ cốc đến tất cả các điểm đến từ các cảng của Pháp - bao gồm ngô, ngô sáp và lúa mì cứng - đạt 1,1 triệu tấn, cũng là sản lượng tháng 4 thấp nhất trong 9 năm.
Hầu hết ngũ cốc của Pháp xuất khẩu trong EU được vận chuyển qua các con đường phi hàng hải.
Dữ liệu Refinitiv có thể được sửa đổi sau đó và có thể khác với số liệu hải quan sau này do thời điểm tàu được tính là rời Pháp.
Nguồn:VITIC/Reuters