menu search
Đóng menu
Đóng

Báo động từ hút thuốc lá điện tử trong giới trẻ

12:37 24/10/2020

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực trạng hút thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên Việt Nam đang tăng cao. Năm 2019, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở nhóm học sinh tuổi từ 13-17 tại Việt Nam là 2,6%.
 
 Gia tăng người trẻ sử dụng thuốc lá điện tử
Thuốc lá gây bệnh tật và tử vong ở 50% số người hút thuốc lá trưởng thành. Gần 70% số người thử một điếu thuốc trở thành người hút thuốc hàng ngày do nicotin – chất gây nghiện có trong thuốc lá. Đặc biệt người trẻ tuổi (14-30 tuổi) đã sử dụng thuốc lá điện tử thì có nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá thông thường cao hơn 4 lần so với nhóm không dùng thuốc lá điện tử”.
Ở Mỹ từ năm 2011 đến 2018 số lượng thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng từ 1,5% lên mức 27,5%. Từ năm 2017 đến năm 2018 việc sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng 135% ở học sinh THPT.
Tại Việt Nam năm 2015, tỷ lệ người đã từng sử dụng TLĐT là 1,1% và 0,2% hiện đang sử dụng. (Nguồn: GAT 2015). Theo điều tra sức khoẻ học đường 2019: tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử độ tuổi 13-17 là 2,6%. Thực tế cho thấy sử dụng TLĐT ở Việt Nam có xu hướng gia tăng ở các thành phố lớn, trong nhóm có mức sống khá và trong giới trẻ.
Trong thuốc lá điện tử có 15.000 loại hương vị, nảy sinh nguy cơ trộn hương vị và cả chất ma túy; người hút dễ phơi nhiễm các chất độc gây bệnh ung thư, tim mạch, hô hấp, ảnh hưởng đến phát triển trí não.
Trong khi đó, hiện nay thuốc lá điện tử được quảng cáo một cách công khai, tràn lan trên các trang mạng. Các loại tinh dầu được mua – bán dễ dàng nhưng hầu hết là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Với trọng tâm quảng bá là loại thuốc lá thay thế, và cai nghiện thuốc lá truyền thống nên khiến không ít người, nhất là giới trẻ lầm tưởng hút thuốc lá điện tử là an toàn, không gây nghiện, nhiều người sử dụng thuốc lá điện tử để tự giải phóng mình khỏi thói quen hút thuốc truyền thống.
Vì vậy, thuốc lá điện tử có hại cho cả người dùng và người xung quanh; đặc biệt thuốc lá điện tử hấp dẫn với trẻ em và vị thành niên, tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá; Có nguy cơ ngộ độc không chủ ý và gây chấn thương do phát nổ; Rất nhiều loại sản phẩm với đặc tính thiết kế khác nhau; dễ bị can thiệp thay đổi bởi người dùng và đặc biệt nguy cơ trộn lẫn ma túy; tiếp xúc lâu sẽ tăng nguy cơ gây các bệnh như ung thư, tim mạch, hô hấp và các bệnh nguy hiểm khác.
Gây hội chứng tổn thương hô hấp cấp, tử vong (EVALI);  Phơi nhiễm các chất độc gây bệnh ung thư, tim mạch, hô hấp. Nguy cơ pha trộn ma túy vào dung dịch điện tử (Cannabis và Marijuana). Gây chấn thương do cháy nổ. Đáng ngại là, nghiên cứu cho thấy người trẻ tuổi đã thử sử dụng thuốc lá điện tử thì có nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá thông thường cao hơn 3,5 lần so với nhóm không dùng thuốc lá điện tử.
Trong khi đó, xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng lại đang ngày càng gia tăng.
Các gia đình cũng cần tăng cường giám sát con em mình, tránh xa thuốc lá điện tử. Bởi lẽ, nghiện thuốc lá điện tử bên cạnh những tác hại về sức khỏe, cũng được xem là con đường rất gần để giới trẻ “tiến đến” các loại ma túy tổng hợp khác.
Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý lĩnh vực kinh doanh thuốc lá điện tử, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng về tác hại mà thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử có thể gây ra.
Thu Nga (Tham khảo: Baothanhhoa, Tapchitaichinh, Infonet, Nhandan, Baoquangbinh)

Nguồn:VITIC