menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng hợp các bản tin ngày 20/1/2022 của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

16:56 20/01/2022

Dưới đây là các tin phân tích diễn biến thị trường của một số mặt hàng nguyên liệu (Nông sản, Nguyên liệu công nghiệp, Kim loại, Năng lượng) toàn cầu trong phiên giao dịch ngày 20/1/2022.
Đà tăng mạnh của lúa mì vẫn sẽ được duy trì khi lo ngại về căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn gia tăng
Đà tăng mạnh từ đầu tuần của lúa mì vẫn đang được duy trì trong phiên sáng nay khi giá đang vượt lên trên vùng giá tâm lí 800. Mức tăng đáng kinh ngạc chỉ trong 2 phiên vừa qua đã đẩy giá lên mức cao nhất trong 3 tuần.
Bên cạnh đó, xu hướng giảm tạo bởi đường trendline kéo dài từ 2 vùng đỉnh ngắn hạn vào cuối tháng 11 và tháng 12 cũng đã bị phá vỡ nhanh chóng. Điều này cho thấy tác động “bullish” đối với mặt hàng này vẫn đang rất mạnh, và giá có thể sẽ tiếp tục duy trì nhịp tăng này trong thời gian tới khi xu hướng kĩ thuật trung hạn đã chuyển từ giảm mạnh sang trung lập.
Yếu tố “bullish” đủ mạnh để kéo giá lúa mì bước vào 2 phiên nhảy vọt vừa qua là lo ngại về mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Nếu như Nga là quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới thì Ukraine cũng đứng trong top 10 nước ảnh hưởng đến nguồn cung thế giới.
Mâu thuẫn về chính trị giữa 2 nhà sản xuất lớn có thể dẫn đến rủi ro xuất khẩu của cả 2 nước sẽ giảm sút. Và nếu căng thẳng tiếp tục gia tăng giữa Nga và Ukraine sẽ giúp triển vọng xuất khẩu lúa mì Mỹ sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tổng hợp
Khánh Linh
 
Sức ép nguồn cung trong ngắn hạn sẽ hỗ trợ cho giá của cả hai mặt hàng cà phê
Hai mặt hàng cà phê đồng loạt tăng giá trong phiên giao dịch ngày 19/1. Giá Arabica đóng cửa với mức tăng mạnh 2% lên 244.4 cents/pound. Giá Robusta cũng có phiên đầu tiên đóng cửa trong sắc xanh với mức tăng 1.3% lên 2225 USD/tấn, sau bốn phiên giảm liên tiếp. Chênh lệch giá giữa hai Sở nhích nhẹ từ 58.5% lên 58.8% chiết khấu cho giá Robusta.
Các thông tin tích cực từ báo cáo của CONAB không đủ để gây sức ép lên giá cà phê, bởi đây đều là những ước tính mang tính dài hạn, còn trong ngắn hạn, nguồn cung trên toàn cầu vẫn có nguy cơ bị thiếu hụt. Hiệp hội Cà phê Xanh của Mỹ mới công bố dự trữ tại các kho ở cảng của nước này đã giảm 10,029 bao, tương đương 0.17% trong tháng 12, còn 5,833,692 bao vào cuối tháng.
Đây là tháng thứ tư liên tiếp mức tồn kho này giảm và nguồn cung trong ngắn hạn sẽ tiếp tục gặp sức ép do các nhà rang xay chuyển sang dự trữ trong nước để hỗ trợ hàng tồn kho, trong bối cảnh vận chuyển và hậu cần trên toàn cầu vẫn còn khó khăn. Ngoài ra, mức tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE US cũng đang thấp nhất trong vòng 13 tháng, hiện ở mức 1.39 triệu bao.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tổng hợp
Tiên Phạm
 
Giá đồng sẽ giằng co trong biên độ rộng bởi các yếu tố tiêu cực và tích cực đang cân bằng lẫn nhau
Giá đồng tăng 2% lên 4.47 USD/pound. Thị trường đang cho thấy dấu hiệu tích luỹ từ 4.35 – 4.6 USD.
Triển vọng tăng trưởng của thị trường đồng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh Chính phủ nước này vẫn đang kiểm soát dịch gắt gao. Tuy nhiên, ngành bất động sản và xây dựng vẫn là mũi nhọn trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nên Bắc Kinh đang cân nhắc sẽ dỡ bỏ một số hạn chế và hỗ trợ các công ty trong ngành đối phó với cơn khủng hoảng tiền mặt.
Các nhà chức trách đang xem xét một gói chính sách để ngăn chặn cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng sâu rộng, mở đầu bằng việc hạ mức ký quỹ bắt buộc. Khi các công ty bất động sản Trung Quốc bán nhà ở trước khi hoàn thành xây dựng, họ phải gửi số tiền thu được vào tài khoản ngân hàng được giám sát, gọi là ký quỹ, để ngăn chủ đầu tư thiếu tiền từ bỏ các dự án hoặc chuyển tiền cho các mục đích sử dụng khác. Theo tính toán dựa trên dữ liệu chính thức, tiền thu được từ việc bán nhà chiếm hơn một nửa dòng tiền của các chủ đầu tư.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tổng hợp
Tiên Phạm
 
Giá dầu có thể điều chỉnh trong hôm nay, tuy nhiên mức giảm không đáng kể
Đà tăng của giá dầu chưa có dấu hiệu dừng lại ngay cả khi đã chạm mức đỉnh 7 năm. Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá WTI tăng 1.14% lên 85.8 USD/thùng, giá Brent tăng 1.06% lên 88.44 USD/thùng.
Vậy là cả 3 báo cáo thị trường lớn trong tháng 1 với cảnh báo dư thừa nguồn cung đều không tạo ra lực cản nào đối với giá dầu. Nguyên nhân là do các báo cáo này đã bỏ qua một rủi ro lớn trên thị trường hiện tại, đó là nguy cơ xung đột địa chính trị tại cả khu vực Trung Đông lẫn căng thẳng tại Nga – Ukraine mà chỉ tập trung vào phân tích các chính sách kinh tế như rủi ro thắt chặt lãi suất.
Điều này dẫn đến nhận định tích cực về triển vọng tăng trưởng sản lượng trong năm 2022, ví dự như Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết sản lượng dầu có thể tăng đến 6.2 triệu thùng/ngày trong năm nay, với đà tăng lớn đến từ nhóm nước OPEC mà Saudi Arabia dẫn đầu. Tuy nhiên với thực tế là sản lượng dầu của hầu hết các thành viên ngoại trừ Saudi Arabia và UAE đang có dấu hiệu giảm tốc, điều này có vẻ khó xẩy ra.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tổng hợp
Hồng Hoa

Nguồn:Vinanet/VITIC/MXV

Link gốc