Giá cả
Trong tháng 7/2020, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng tháng thứ 3 liên tiếp, dầu WTI và Brent đều tăng khoảng 8%, xăng Ron 92 trên thị trường Singapore tăng 5%. Giá dầu WTI trung bình trong tháng là 40,26 USD/thùng, Brent là 42,70 USD/thùng.
Giá dầu tăng trong tháng qua do những nguyên nhân sau:
Nhu cầu hồi phục khi các nước dần nối lại hoạt động kinh tế và đi lại. Hy vọng sắp có vắc xin hiệu quả chống lại Covid-19. Các báo cáo mới nhất của IEA và OPEC đều điều chỉnh tăng mức dự báo về nhu cầu dầu thế giới năm 2020. Tuy nhiên, triển vọng giá còn nhiều yếu tố bất ổn do dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca nhiễm nước Mỹ và khu vực Mỹ Latinh cũng như nhiều nơi khác trên thế giới tăng mạnh, một số quốc gia phải tái áp lệnh phong tỏa trở lại có thể dẫn tới nhu cầu dầu mỏ giảm.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước liên minh bao gồm cả Nga, còn gọi là OPEC+, ngày 15/7/2020 đã nhất trí nới lỏng các mức cắt giảm sản lượng từ tháng 8/2020, giữa lúc nền kinh tế toàn cầu dần hồi phục sau đại dịch COVID-19. Mức giảm sản lượng của OPEC+ từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020 sẽ giảm xuống 7,7 triệu thùng/ngày, so với 9,7 triệu thùng giai đoạn tháng 5-7/2020.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và nhiều nước phương Tây, nhất là Mỹ, gia tăng do Chính phủ Trung Quốc ban hành Luật An ninh Hong Kong (Mỹ đã chấm dứt ưu đãi thương mại với HongKong); Mỹ bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông; Mỹ và Trung Quốc trừng phạt và trả đũa nhau liên quan đến vấn đề nhân quyền của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Khu tự trị Tân Cương.
Cung cầu dầu của một số thị trường chủ chốt
Nguồn cung
Theo số liệu sơ bộ của OPEC, tổng sản lượng dầu mỏ toàn cầu trong tháng 6/2020 giảm 2,95 triệu thùng/ngày so với tháng trước đó xuống trung bình 86,29 triệu thùng/ngày, giảm 12,76 triệu thùng/ngày so với tháng 6/2019.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, sản lượng dầu toàn cầu giảm 2,4 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2020, xuống mức thấp nhất trong 9 năm còn 86,9 triệu thùng/ngày. Việc OPEC+ tuân thủ mạnh mẽ theo thỏa thuận giảm sản lượng cộng với sụt giảm từ các nhà sản xuất khác, dẫn đầu là Mỹ và Canada, khiến sản lượng toàn cầu giảm gần 14 triệu thùng/ngày kể từ tháng 4/2020.
Nguồn cung của OPEC
Sản lượng dầu của 13 quốc gia OPEC sụt giảm 1,89 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2020 so với tháng trước, xuống trung bình 22,27 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô giảm chủ yếu tại Saudi Arabia, Iraq, Venezuela, UAE và Kuwait, trong khi sản lượng tăng chủ yếu tại Guinea xích đạo và Libya. Tỷ trọng dầu thô OPEC trong tổng sản lượng toàn cầu giảm 1,3 điểm phần trăm so với tháng trước xuống 25,8% trong tháng 6/2020.
Trong OPEC+, Kuwait và UAE thực hiện đúng cam kết cắt giảm theo thỏa thuận, nhưng lại không đạt tiêu chí về cắt giảm tự nguyện như Saudi Arabia.
Các nước còn lại trong OPEC+ là Angola, Iraq và Nigeria là những nước chưa thực hiện cam kết cắt giảm. Angola tuân thủ được 83% sản lượng cắt giảm, Nigeria tuân thủ được 77% sản lượng cắt giảm và Iraq tuân thủ được 70% sản lượng cắt giảm.
Venezuela dù không thuộc diện bắt buộc cắt giảm sản lượng trong thỏa thuận OPEC+ nhưng lại tự nguyện cắt giảm khi sản lượng khai thác chỉ đạt 356.000 thùng dầu/ngày.
Sản lượng dầu thô của 13 nước OPEC
ĐVT: Nghìn thùng/ngày (trung bình)
Các nước OPEC
|
2019
|
T5/2020
|
T6/2020
|
+/-
|
Algeria
|
1.022
|
819
|
809
|
-10
|
Angola
|
1.401
|
1.275
|
1.224
|
-51
|
Congo
|
324
|
285
|
295
|
10
|
Equatorial Guinea
|
117
|
90
|
114
|
24
|
Gabon
|
208
|
194
|
204
|
10
|
Iran
|
2,356
|
1.954
|
1.947
|
-8
|
Iraq
|
4.678
|
4.165
|
3.716
|
-449
|
Kuwait
|
2.687
|
2.198
|
2.103
|
-94
|
Libya
|
1.097
|
80
|
93
|
13
|
Nigeria
|
1.786
|
1.592
|
1.504
|
-88
|
Saudi Arabia
|
9.771
|
8.479
|
7.557
|
-923
|
UAE
|
3.094
|
2.478
|
2.349
|
-129
|
Venezuela
|
796
|
555
|
356
|
-199
|
Tổng cộng
|
29.337
|
24.164
|
22.271
|
-1.893
|
Nguồn: OPEC
Nguồn cung của khu vực ngoài OPEC
Sản lượng dầu mỏ khu vực ngoài OPEC trong tháng 6/2020 ước tính giảm 1,06 triệu thùng/ngày xuống trung bình 64,02 triệu thùng/ngày.
Mỹ: Sản lượng trung bình trong tháng 5/2020 dựa theo số liệu hàng tuần của Mỹ giảm 741 nghìn thùng/ngày xuống trung bình 11,419 triệu thùng/ngày.
Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số giàn khoan dầu và khí đốt của Mỹ, một chỉ số sớm của sản lượng tương lai, đã giảm 5 giàn xuống mức thấp kỷ lục 253 giàn trong tuần kết thúc vào ngày 17/7/2020, thấp hơn 701 giàn hay 73% so với cùng thời điểm năm 2019.
Số giàn khoan dầu đã giảm xuống 180 giàn, thấp nhất kể từ tháng 6/2009, trong khi số giàn khoan khí giảm 4 giàn xuống 71 giàn, thấp nhất theo số liệu ghi nhận kể từ năm 1987.
Canada: Sản lượng dầu mỏ của Canada trong tháng 6/2020 tiếp tục giảm 0,04 triệu thùng/ngày so với tháng trước đó, xuống trung bình 4,52 triệu thùng/ngày, giảm 0,88 triệu thùng/ngày so với tháng 6/2019. Tổng lượng dầu thô tổng hợp và nhựa đường giảm 8 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 2,3 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2020, sau khi giảm 0,32 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2020.
Na Uy: Sản lượng dầu thô của Na Uy trong tháng 5/2020 giảm 37 nghìn thùng/ngày so với tháng trước xuống 1,74 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ trong tháng 5/2020 giảm 42 nghìn thùng/ngày so với tháng trước xuống trung bình 0,29 triệu thùng/ngày sau khi bảo dưỡng tại mỏ Snohvit từ giữa tháng 5/2020 và kết thúc vào cuối tháng 6/2020.
Ssản lượng dầu thô trong tháng 6/2020 giảm 0,19 triệu thùng/ngày so với tháng trước xuống trung bình 1,55 triệu thùng/ngày phù hợp với thông báo điều chỉnh sản xuất của chính phủ Na Uy.
Trung Quốc: Sản lượng dầu mỏ của nước này trong tháng 5/2020 tăng 0,02 triệu thùng/ngày so với tháng trước đó, lên trung bình 4,14 triệu thùng/ngày và tăng 0,09 triệu thùng/ngày so với tháng 5/2019. Sản lượng dầu thô trong tháng 5/2020 tăng 14 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 3,88 triệu thùng/ngày, và tăng 54 nghìn thùng/ngày so với tháng 5/2019. Số liệu sơ bộ trong tháng 6/2020 cho thấy sản lượng dầu mỏ giảm 0,05 triệu thùng/ngày so với tháng 5/2020 xuống trung bình 4,09 triệu thùng/ngày. Giá dầu thấp không thể khiến sản lượng dầu thô giảm mạnh trong ngắn hạn do mục tiêu sản lượng được xác định trước để đảm bảo an ninh nguồn cung năng lượng. Trong thời kỳ đại dịch Covid-19 tới nay, việc thăm dò khai thác của Trung Quốc chỉ bị ảnh hưởng nhẹ.
Brazil: Sản lượng dầu thô của Brazil trong tháng 5/2020 giảm 0,19 triệu thùng/ngày xuống trung bình 2,77 triệu thùng/ngày. Sự sụt giảm này có thể do các nhà điều hành duy trì sản xuất và hoạt động an toàn trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Trong tháng 5/2020, tổng sản lượng dầu mỏ đạt 3,51 triệu thùng/ngày, gồm cả nhiên liệu sinh học và NGL. Số liệu sơ bộ tháng 6/2020 cho thấy sản lượng dầu thô tăng lên 2,91 triệu thùng/ngày.
Nga: Số liệu sơ bộ sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 6/2020 giảm 0,07 triệu thùng/ngày so với tháng trước xuống trung bình 9,51 triệu thùng/ngày, giảm 1,84 triệu thùng/ngày so với tháng 6/2019. Sản lượng dầu thô trong tháng 5/2020 đạt trung bình 8,73 triệu thùng/ngày và trong tháng 6/2020 đạt 8,66 triệu thùng/ngày, giảm lần lượt 1,95 triệu thùng/ngày và 2,02 triệu thùng/ngày so với tháng 4/2020.
Trong tháng 5 và tháng 6/2020, tổng sản lượng khí ngưng tụ và NGL không đổi so với tháng 4/2020, ở mức 0,85 triệu thùng/ngày.
Nhu cầu
Mỹ: Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tồn kho dầu thô và sản phẩm xăng dầu của nước này trong tuần tính tới 10/7/2020 giảm đáng kể. Tồn kho dầu thô giảm 7,5 triệu thùng trong tuần đó xuống 531,7 triệu thùng, do nhập khẩu giảm.
Tồn kho xăng giảm 3,1 triệu thùng, so với dự đoán của giới phân tích giảm 643.000 thùng. Trong khi đó nhu cầu xăng giảm mạnh do thêm nhiều bang của Mỹ tái áp đặt lệnh phong tỏa do số ca nhiễm và người chết vì virus corona tăng vọt. Tổng thể nhu cầu xăng dầu trong 4 tuần qua giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.
Tồn kho sản phẩm chưng cất, gồm dầu diesel và sầu sưởi giảm 453.000 thùng, tuy nhiên tồn kho tại Bờ Vịnh tăng trong tuần kết thúc vào ngày 10/7/2020 lên 58,6 triệu thùng, mức cao kỷ lục.
OECD Châu Âu:
Nhu cầu dầu của Châu Âu xuống mức thấp nhất trong tháng 4/2020, giảm chưa từng có 4,8 triệu thùng/ngày so với tháng 4/2019, giảm tháng thứ 4 liên tiếp. Nhu cầu các sản phẩm dầu mỏ đã giảm mạnh tại các quốc gia tiêu thụ lớn trong khu vực này, Anh ghi nhận sụt giảm nhiều nhất 0,9 triệu thùng/ngày so với tháng 4/2019. Tiêu thụ tại Pháp giảm hơn 0,7 triệu thùng/ngày trong cùng giai đoạn này, tại Italy giảm khoảng 0,6 triệu thùng/ngày và tại Đức giảm 0,5 triệu thùng/ngày so với năm trước.
Nhu cầu dầu giảm mạnh chủ yếu do nhu cầu xăng, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu mazut yếu, ngoài ra điều kiện thời tiết ấm hơn ở khắp châu lục này. Dựa trên số liệu sơ bộ từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Châu Âu (ACEA), số xe đăng ký mới tại EU trong tháng 5/2020 giảm hơn 52% so với tháng 5/2019, với sự sụt giảm từ đầu năm tới nay khoảng 39%.
Nhật Bản: Theo Bộ Công nghiệp và Kinh tế Thương mại, nhu cầu dầu mỏ của Nhật Bản trong tháng 5/2020 giảm gần 0,5 triệu thùng/ngày, đánh dấu sự sụt giảm tháng thứ 11 liên tiếp. Trong 5 tháng đầu năm 2020, nhu cầu dầu của nước này giảm mạnh trung bình 0,5 triệu thùng/ngày hay tương đương giảm 13,4% so với cùng kỳ năm 2019. Nhu cầu dầu mỏ yếu trong tháng 5/2020 do sự sụt giảm nhu cầu của tất cả các sản phẩm dầu mỏ chính, đặc biệt là LPG, naphtha, xăng và dầu diesel do sự ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động kinh tế tại nước này.
Trung Quốc: Các chỉ số nhu cầu dầu mỏ cho thấy một số sự phục hồi trong tháng 5/2020 so với tháng trước đó. Tại Trung Quốc, số liệu gần đây nêu bật sự cải thiện nhu cầu dầu so với tháng 4/2020, mặc dù vẫn tiêu cực so với tháng 5/2019. Tiêu thụ dầu giảm 0,47 triệu thùng/ngày, giảm ít hơn 0,9 triệu thùng/ngày so với mức giảm trong tháng 4/2020. Các yếu tố quan trọng tiếp tục chỉ ra đà tích cực, ví dụ chỉ số PMI sản xuất giữ ở mức tháng 4/2020 là 50,6. Hơn nữa doanh số bán xe được báo cáo bởi Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tăng khoảng 13% so với tháng 5/2019, đánh dấu sự gia tăng lớn nhất kể từ đầu năm 2018, và chứng tỏ một dấu hiệu tốt cho nhu cầu xăng dầu. Nhu cầu dầu diesel tăng nhẹ so với năm trước, trong khi nhu cầu xăng giảm 0,41 triệu thùng/ngày so với tháng 5/2019. Nhu cầu nguyên liệu hóa dầu tốt hơn dự kiến do cả LPG và naphtha ghi nhận đà tăng lần lượt 0,04 triệu thùng/ngày và 0,06 triệu thùng/ngày so với tháng 5/2019. Tiêu thụ dầu mazut cũng mạnh trong tháng 5/2020, tăng 0,15 triệu thùng/ngày so với tháng 5/2019.
Ấn Độ: Trong tháng 5/2020, nhu cầu xăng dầu của Ấn Độ tăng 1,1 triệu thùng/ngày so với tháng trước, mặc dù vẫn giảm đáng kể 1,1 triệu thùng/ngày so với tháng 5/2019. Điều này phù hợp với việc dần nới lỏng những hạn chế trong một loạt các lĩnh vực như sản xuất, xây dựng và các lĩnh vực công nghiệp. Chỉ số PMI sản xuất tại Ấn Độ đã cải thiện từ 27,4 điểm trong tháng 4/2020 lên 30,8 trong tháng 5/2020, cho thấy nền kinh tế vẫn sụt giảm, nhưng đà sụt giảm đã chậm lại.
DỰ BÁO
Giá dầu
Dự báo giá dầu trong tháng 8/2020 sẽ quanh mức 42 USD/thùng khi các quốc gia tiếp tục nới lỏng việc phong tỏa, mở cửa hàng không quốc tế trở lại. Tuy nhiên, nếu làn sóng nhiễm virus corona thứ 2 bùng phát mạnh mất kiểm soát, có khả năng khiến nhiều quốc gia tái áp đặt lệnh phong tỏa nhu cầu giảm mạnh và giá dầu sẽ giảm.
Cung – cầu
Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA):
Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự kiến nhu cầu dầu mỏ thế giới đạt 92,1 triệu thùng dầu/ngày, sụt giảm 7,9 triệu thùng/ngày trong năm 2020, tăng khoảng 400.000 thùng/ngày so với dự báo hồi tháng 6/2020.
Tuy nhiên, IEA vẫn đưa ra cảnh báo về mối đe dọa do đại dịch Covid-19 gây ra và chưa được kiểm soát khi số ca nhiễm Covid-19 vẫn gia tăng tại nhiều nước. Triển vọng thị trường dầu mỏ thế giới gần như chắc chắn còn xấu và kéo dài sang cả năm 2021.
Dự báo của OPEC
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC trong năm 2020 được điều chỉnh giảm so với dự báo trong tháng trước, mặc dù điều chỉnh tăng tại Mỹ và Trung Quốc và hiện nay dự kiến giảm 3,26 triệu thùng/ngày xuống trung bình 61,76 triệu thùng/ngày.
Sản lượng nhiên liệu phi truyền thống và NGL của OPEC trong năm 2020 dự kiến giảm 0,1 triệu thùng/ngày xuống trung bình 5,16 triệu thùng/ngày, điều chỉnh giảm 67 nghìn thùng/ngày so với dự báo trước đó.
Sản lượng dầu mỏ của OECD Châu Âu trong năm 2020 dự kiến tăng 0,27 triệu thùng/ngày, đạt trung bình 3,98 triệu thùng/ngày, do tăng trưởng sản lượng tại Na Uy trong bối cảnh sản xuất tăng tại mỏ Johan Sverdrup. Trong khi sản lượng dầu tại Anh và Na Uy dự kiến tăng lần lượt 0,02 triệu thùng/ngày và 0,3 triệu thùng/ngày trong năm nay, sản lượng dầu của các nước khác trong khu vực này sẽ không đổi hay sụt giảm.
Sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc năm 2020 dự kiến tăng 0,01 triệu thùng/ngày, đạt trung bình 4,07 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, nếu giá dầu thô vẫn ở mức thấp trong giai đoạn dài, các công ty thăm dò và khai thác lớn của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng lớn tới doanh thu, và họ có thể cắt giảm kế hoạch vốn kinh doanh cho năm 2020. Điều này sẽ dẫn tới áp lực giảm sản lượng trong nước trong năm 2020, 2021.
Sản lượng dầu mỏ của FSU (các nước thuộc Liên Xô cũ) năm 2020 được điều chỉnh tăng 25 nghìn thùng/ngày. Tuy nhiên sản lượng của 3 quốc gia: Nga, Kazakhstan và Azerbaijan (các nước tham gia thỏa thuận OPEC+) sẽ sụt giảm trong năm 2020. Điều này dẫn tới sản lượng của FSU dự báo sụt giảm 1,34 triệu thùng/ngày xuống 13,03 triệu thùng/ngày trong năm nay. Sản lượng dầu mỏ của Nga dự kiến giảm 1,13 triệu thùng/ngày so với năm trước xuống 10,31 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Dự báo nguồn cung của các nước ngoài OPEC năm 2020
ĐVT: triệu thùng/ngày
|
Quý 1/2020
|
Quý 2/2020
|
Quý 3/2020
|
Quý 4/2020
|
2020
|
+/- 20/19
|
Châu Mỹ
|
26,59
|
23,74
|
22,59
|
22,71
|
23,90
|
-1,84
|
Châu Âu
|
4,02
|
3,89
|
3,94
|
4,07
|
3,98
|
0,27
|
Châu Á Thái Bình Dương
|
0,53
|
0,57
|
0,59
|
0,59
|
0,57
|
0,04
|
Tổng OECD
|
31,14
|
28,20
|
27,12
|
27,36
|
28,45
|
-1,53
|
Các nước Châu Á khác
|
3,43
|
3,24
|
3,32
|
3,32
|
3,33
|
-0,16
|
Mỹ La Tinh
|
6,30
|
5,74
|
6,16
|
6,37
|
6,14
|
0,13
|
Trung Đông
|
3,21
|
3,11
|
3,05
|
3,07
|
3,11
|
-0,10
|
Châu Phi
|
1,50
|
1,45
|
1,44
|
1,45
|
1,46
|
-0,07
|
Tổng cộng các nước đang phát triển
|
14,44
|
13,55
|
13,97
|
14,20
|
14,04
|
-0,20
|
FSU
|
14,51
|
12,93
|
12,20
|
12,43
|
13,02
|
-1,35
|
Các nước Châu Âu khác
|
0,12
|
0,12
|
0,11
|
0,11
|
0,12
|
-0,00
|
Trung Quốc
|
4,15
|
4,11
|
3,99
|
4,01
|
4,07
|
0,01
|
Tổng các khu vực khác
|
18,78
|
17,16
|
16,31
|
16,56
|
17,20
|
-1,34
|
Tổng nguồn cung của các nước không thuộc OPEC
|
66,43
|
60,99
|
59,47
|
60,19
|
61,76
|
-3,26
|
Nguồn: OPEC
Nhu cầu dầu thế giới trong năm 2020 ước tính giảm khoảng 8,9 triệu thùng/ngày còn 90,72 triệu thùng/ngày, điều chỉnh tăng 0,1 triệu thùng/ngày so với dự báo trong tháng trước, do nhu cầu dầu tốt hơn dự kiến từ khu vực OECD trong quý 2/2020.
Trong tương lai, triển vọng nhu cầu dầu của khu vực Châu Âu năm 2020 được điều chỉnh tăng nhẹ, với phần lớn điều chỉnh bắt nguồn từ 4 tháng đầu năm 2020 và việc xem xét các dữ liệu gần đây nhất. Việc phong tỏa nghiêm ngặt áp đặt trong thời kỳ đỉnh cao của đại dịch trong khu vực vào tháng 4 và tháng 5/2020 đã hoàn toàn được loại bỏ ở nhiều nước. Tuy nhiên, bức tranh sắp tới vẫn còn nhiều u ám về các lĩnh vực kinh tế cụ thể như hàng không và dịch vụ. Trong năm nay, nhu cầu dầu của khu vực này dự kiến giảm 1,7 triệu thùng/ngày so với năm trước đó.
Trong phần còn lại của năm 2020, nhu cầu xăng dầu của Ấn Độ tiếp tục phục hồi, với giả thiết không có sự bùng phát mạnh mẽ của Covid-19 trong nửa cuối năm nay. Việc nới lỏng dần các biện pháp phong tỏa tại Ấn Độ có ảnh hưởng tích cực tới nhu cầu dầu đối với một loạt lĩnh vực, đặc biệt, giao thông và công nghiệp. Nhu cầu LPG dự kiến tiếp tục tăng trong năm 2020, bất chấp hoạt động kinh tế chậm lại, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng ổn định trong dân cư.
Dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2020
ĐVT: triệu thùng/ngày
|
Quý 1/2020
|
Quý 2/2020
|
Quý 3/2020
|
Quý 4/2020
|
2020
|
+/- 20/19
|
Châu Mỹ
|
24,44
|
19,27
|
24,39
|
25,06
|
23,30
|
-2,31
|
Châu Âu
|
13,30
|
10,19
|
13,25
|
13,61
|
12,59
|
-1,74
|
Châu Á Thái Bình Dương
|
7,73
|
6,43
|
6,64
|
7,46
|
7,06
|
-0,87
|
Tổng cộng OECD
|
45,47
|
35,89
|
44,29
|
46,13
|
42,96
|
-4,92
|
Các nước Châu Á khác
|
13,05
|
11,90
|
12,40
|
13,67
|
12,76
|
-1,11
|
Mỹ La tinh
|
6,20
|
5,81
|
6,24
|
6,15
|
6,10
|
-0,49
|
Trung Đông
|
7,83
|
7,01
|
7,93
|
7,62
|
7,60
|
-0,60
|
Châu Phi
|
4,38
|
4,17
|
4,07
|
4,20
|
4,20
|
-0,24
|
Tổng cộng các nước đang phát triển
|
31,46
|
28,88
|
30,65
|
31,64
|
30,66
|
-2,45
|
FSU
|
4,50
|
4,08
|
4,45
|
4,61
|
4,41
|
-0,43
|
Các nước Châu Âu khác
|
0,71
|
0,55
|
0,47
|
0,56
|
0,57
|
-0,19
|
Trung Quốc
|
10,27
|
12,55
|
12,37
|
13,28
|
12,12
|
-0,95
|
Tổng các khu vực khác
|
15,48
|
17,17
|
17,29
|
18,46
|
17,10
|
-1,58
|
Tổng nhu cầu thế giới
|
92,41
|
81,95
|
92,22
|
96,22
|
90,72
|
-8,95
|
Nguồn: OPEC
Nguồn:VITIC