menu search
Đóng menu
Đóng

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc

09:35 01/09/2019

Vinanet -Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Hàn Quốc 7 tháng đầu năm 2019 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10,81 tỷ USD.
Riêng tháng 7/2019 đạt 1,7 tỷ USD, tăng 20,6% so với tháng 6/2019 và cũng tăng 12,5% so với tháng 7/2018.
Trong số rất nhiều nhóm hàng xuất sang thị trường Hàn Quốc 7 tháng đầu năm thì có 3 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD; trong đó nhóm điện thoại và linh kiện đứng đầu về kim ngạch, với 2,82 tỷ USD, chiếm 26% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, tăng trưởng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Đứng thứ 2 về kim ngạch là nhóm hàng dệt may chiếm 16%, tăng 10,6%, đạt 1,73 tỷ USD; tiếp đến nhóm máy vi tính. sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 0,03% so với cùng kỳ, đạt 1,55 tỷ USD, chiếm 14,3%.
Nhìm chung, trong 7 tháng đầu năm nay đa số các loại hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó đáng chú ý một số nhóm tăng mạnh so với cùng kỳ như: Dầu thô tăng 87,4%, đạt 44,65 triệu USD; Sản phẩm gốm, sứ tăng 46,1%, đạt 17,53 triệu USD; Vải mành, vải kỹ thuật tăng 41,8%, đạt 36,31 triệu USD; Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 51,8%, đạt 218,29 triệu USD.
Ngược lại, một số nhóm hàng bị sụt giảm mạnh về kim ngạch; trong đó, xuất khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh sang Hàn Quốc giảm mạnh nhất 74,4% so với cùng kỳ, chỉ đạt 20,04 triệu USD. Xuất khẩu than cũng giảm mạnh 60,9%, đạt 14,14 triệu USD; Đồ chơi, dụng cụ thể thao giảm 41,2%, đạt 21,36 triệu USD; quặng và khoáng sản giảm 34%, đạt 4,55 triệu USD.
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Hàn Quốc, ngày 29/8/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức diễn đàn Xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam – Hàn Quốc tại TP HCM.
Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết nhiều năm qua quan hệ thương mại Việt Nam và Hàn Quốc phát triển rất nhanh, trong đó có thương mại nông sản, với kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản giữa hai nước hiện khoảng 2 tỉ USD.
Một số mặt hàng thủy sản đã được xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc, điển hình như tôm, cá basa, cá tra. Cùng với đó, có 5 loại quả của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này như dừa, dứa, thanh long, xoài, chuối. Tuy nhiên, thị phần nông sản của Việt Nam tại Hàn Quốc còn rất thấp, trong khi Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu nông sản lớn, với tổng giá trị nhập khẩu năm 2018 là 35,2 tỉ USD. Riêng nhập khẩu rau quả và trái cây là 8,44 tỉ USD. Do đó, còn nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Số liệu của Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản cũng cho biết năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc là 1,7 tỉ USD. Con số này vẫn chưa tương xứng tiềm năng bởi hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc còn chiếm thị phần khá khiêm tốn chỉ khoảng 6%.
Ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham), cho biết, hiện một số nông sản Việt Nam có dư địa xuất vào Hàn Quốc như gạo lứt, cà phê, gỗ viên nén, gỗ ván ép, gỗ nội thất, cao su, tôm đông lạnh, mực, chuối tươi và khô. Mặc dù Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng sản phẩm nông, thủy sản xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn.
Để xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc hay các thị trường khác, sản phẩm phải được công nghiệp hoá và tiêu chuẩn hoá, chủng loại phải giống nhau… Trong khi đó, hiện chủng loại nông sản của Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, chưa có thương hiệu thật mạnh nên khó tìm thấy đối tác đủ năng lực và đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, dù giá cả trái cây Việt Nam rẻ hơn Hàn Quốc, song khi xuất khẩu ra nước ngoài vẫn chưa phải là thấp, khó cạnh tranh.
Nhất là ở Việt Nam có xảy ra tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thường cạnh tranh nhau bằng giá rẻ. Đồng thời xuất hiện một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lừa đảo, nhận tiền nhưng không gửi hàng.
Nếu không giải quyết được những vấn đề này sẽ ảnh hưởng nặng tới uy tín của nông sản Việt Nam cũng như tác động trực tiếp đến thu nhập của người nông dân
Ông Son Sung Hoon, Tổng giám đốc CJ Freshway Việt Nam cho rằng để mở rộng xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản, các doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo có nguồn cung nguyên liệu ổn định từ trang trại, thay vì một số mặt hàng phải nhập khẩu từ nước ngoài như hiện nay. Bởi lẽ, các nước nhập khẩu như Hàn Quốc thường có qui định, tiêu chuẩn riêng đối với mặt hàng nhập khẩu. Chỉ cần hàng nguyên liệu thô của Việt Nam có vấn đề từ ban đầu thì dù có sản xuất ra thành phẩm nào cũng không đạt tiêu chuẩn.
Bà Kim Yae Jin, Phó Trưởng chi nhánh Tổng công ty thương mại thực phẩm và nông thủy sản Hàn Quốc tại TP HCM, chia sẻ vấn đề đầu tiên người tiêu dùng Hàn Quốc quan tâm khi mua hàng, đó là độ an toàn của sản phẩm. Bên cạnh đó, người dân bắt đầu chuyển qua mua hàng trực tuyến nhiều hơn và chú ý tới những sản phẩm có ý tưởng tiếp thị độc đáo, thu hút, thân thiện với môi trường. Đây là những xu hướng tiêu dùng quan trọng nhất mà các nhà xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý để có chiến lược phù hợp khi xuất khẩu nông sản vào thị trường Hàn Quốc.
Theo đó, ông Hong Sun, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, cho rằng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc cần đáp ứng các yêu cầu đồng bộ về chủng loại, chất lượng, kích cỡ, màu sắc, giống sản phẩm, phải có thương hiệu mạnh và xây dựng được mức giá đảm bảo tính cạnh tranh so với các nước như Philippines, Thái Lan, Indonesia, Mexico …Bên cạnh đó, để đẩy mạnh xuất khẩu trái cây Việt Nam, nhất là ở các tỉnh phía Bắc, sang các thị trường khó tính, Chính phủ cần hỗ trợ xây dựng nhà máy chiếu xạ tại miền Bắc.
Để giải quyết tận gốc vấn đề chất lượng nông sản ở Việt Nam, các chuyên gia cho rằng ngành nông nghiệp cần đẩy nhanh việc xây dựng và tạo lập một nền nông nghiệp hữu cơ với sản phẩm là hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra quốc tế. Kèm theo đó là có chính sách tư vấn cho người nông dân về kĩ thuật, bảo đảm đầu tư cho người dân nâng cao chất lượng cũng như sản lượng sản phẩm…

Xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc 7 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Nhóm hàng

Tháng 7/2019

+/- so với tháng 6/2019(%)

7 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng kim ngạch XK

1.695.371.753

20,6

10.812.658.576

5,79

Điện thoại các loại và linh kiện

446.667.080

34,31

2.817.140.088

7,17

Hàng dệt, may

339.705.068

47,73

1.732.819.269

10,63

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

201.634.370

9,71

1.547.278.704

0,03

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

137.828.000

8,65

856.527.891

21,19

Hàng hóa khác

108.733.936

23,3

657.863.243

 

Gỗ và sản phẩm gỗ

65.224.902

-4,44

480.463.815

-12,23

Hàng thủy sản

68.279.054

6,55

440.863.117

-3,92

Giày dép các loại

42.188.682

-23,95

337.337.559

14,08

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

31.160.428

-11,1

241.114.208

13,22

Phương tiện vận tải và phụ tùng

34.525.429

9,51

218.290.999

51,76

Xơ, sợi dệt các loại

29.224.128

14,83

198.120.549

-17,8

Kim loại thường khác và sản phẩm

22.108.813

38,94

131.511.810

31,21

Sản phẩm từ chất dẻo

18.239.818

10,76

115.876.042

30,21

Sản phẩm từ sắt thép

15.115.465

20,95

106.193.979

15,07

Sắt thép các loại

12.389.725

1,46

104.323.672

6,31

Dây điện và dây cáp điện

15.064.844

1,86

99.929.750

8,53

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

10.680.628

-2,16

77.702.375

-8,51

Hàng rau quả

11.510.283

16,69

76.644.698

12,99

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

10.607.111

32,25

58.956.675

-8,14

Sản phẩm hóa chất

9.474.571

32,67

47.874.768

10,63

Dầu thô

 

 

44.645.842

87,37

Sản phẩm từ cao su

5.804.558

-7,48

39.191.236

29,2

Hóa chất

5.305.176

125,06

38.697.175

-10,57

Cà phê

5.806.598

34,16

37.524.925

-9,16

Xăng dầu các loại

1.872.441

-1,63

36.688.457

-27,35

Cao su

6.574.715

29,61

36.366.650

32,09

Vải mành, vải kỹ thuật khác

7.755.377

34,08

36.309.125

41,75

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

3.758.596

13,91

24.927.007

-14,73

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

3.120.467

-17,03

21.355.803

-41,18

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

5.251.414

277,89

20.038.373

-74,41

Sắn và các sản phẩm từ sắn

2.235.366

-50,12

19.558.972

12,51

Sản phẩm gốm, sứ

2.019.644

-20,45

17.530.522

46,1

Giấy và các sản phẩm từ giấy

2.679.671

19,85

14.357.283

11,87

Than các loại

4.054.955

-28,04

14.136.770

-60,87

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

2.905.677

44,96

12.596.351

-23,74

Chất dẻo nguyên liệu

1.493.788

19,04

10.400.293

-14,97

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

1.721.072

-8,08

10.189.787

2,83

Hạt tiêu

688.694

-42,35

10.166.837

-8,99

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

1.754.151

83,97

10.151.668

-0,4

Phân bón các loại

 

-100

6.443.385

-6,51

Quặng và khoáng sản khác

207.057

-30,78

4.548.908

-34,1

 (*Tính toán từ số liệu của TCHQ)