Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ nhiều nhất hạt điều của Việt Nam. Cụ thể, xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ (đạt 795,4 triệu USD, chiếm 34%, tăng 12,5% so cùng kỳ); xuất sang Hà Lan (đạt 315,8 triệu USD, chiếm 13,5%, tăng 23%); sang Trung Quốc (đạt 332,7 triệu USD, chiếm 14,2%, tăng 24,4%).
Nhìn chung trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng dương về kim ngach so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tăng mạnh ở một số thị trường như: Pakisstan (+197%), Ấn Độ(+80,7%), Nga (+59%), Pháp (+56,6%), và Ucraina (+80%).
Tại thị trường trong nước, giá thu mua hạt điều khô đang đạt mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Tại Bình Phước – nơi có sản lượng hạt điều lớn nhất cả nước đạt 200.000 tấn/năm, hiện nay nguồn cung đã cạn kiệt, giá tới 52.000 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Điều Bình Phước, cả tỉnh hiện có trên 210 doanh nghiệp và khoảng 400 cơ sở chế biến hạt điều với tổng công suất 130.000 tấn/năm, nhưng chỉ thu mua được 81.287 tấn hạt/năm, tức chỉ khoảng 65% sản lượng điều thô của tỉnh, còn lại phải nhập nguyên liệu về chế biến. Giá cao trong năm 2016 có thể ảnh hưởng đến nhu cầu chung trong năm 2017.
Theo dự báo, giá hạt điều khô trong thời gian tới vẫn tiếp tục có xu hướng tăng bởi nhu cầu tăng cao, mà nguồn cung ngày càng thu hẹp, do ảnh hưởng bởi thời tiết. Sản lượng nhân điều của Việt Nam năm 2016 dự báo không tăng so với năm 2015. Để đảm bảo nguồn cung, các nhà chế biến điều không thể chỉ dựa vào nguồn điều thô nguyên liệu tại địa phương. Khoảng 2/3 lượng điều chế biến xuất khẩu hàng năm là từ nguồn nhập khẩu. Tây Phi chiếm khoảng 46% sản lượng điều thô toàn cầu (năm 2015) và hầu hết lượng điều thô sản xuất tại khu vực này được chế biến tại Ấn Độ, Việt Nam hoặc Brazil.
10 tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp đã nhập khẩu 913.000 tấn điều thô, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 17% về lượng và 39% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Dự báo cả năm nay, Việt Nam có thể nhập khẩu cán mức 1 triệu tấn nguyên liệu (nếu cả nhập tiểu ngạch từ Campuchia), chiếm tới 65% lượng điều chế biến trong nước. Dù được đánh giá là ngành hàng mang lại kim ngạch “tỷ đô”; tuy nhiên, với số lượng nhập khẩu như trên, ngành điều là một trong những ngành hàng có cung cầu nguyên liệu mất cân đối nghiêm trọng nhất.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu hạt điều 10 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Thị trường
|
10T/2016
|
10T/2015
|
+/-(%) 10T/2016 so với cùng kỳ
|
Tổng kim ngạch
|
2.337.035.600
|
1.998.673.971
|
+16,93
|
Hoa Kỳ
|
795.395.792
|
707.363.814
|
+12,45
|
Trung quốc
|
332.740.382
|
267.402.548
|
+24,43
|
Hà Lan
|
315.758.533
|
256.823.498
|
+22,95
|
Anh
|
105.584.366
|
86.035.109
|
+22,72
|
Australia
|
102.718.034
|
102.245.534
|
+0,46
|
Đức
|
83.085.321
|
56.471.424
|
+47,13
|
Canada
|
75.368.763
|
72.119.451
|
+4,51
|
Thái Lan
|
52.679.503
|
57.235.562
|
-7,96
|
Israel
|
33.093.758
|
22.127.841
|
+49,56
|
Italia
|
30.003.061
|
25.123.661
|
+19,42
|
Nga
|
28.313.524
|
17.798.975
|
+59,07
|
Ấn Độ
|
23.319.248
|
12.906.335
|
+80,68
|
Pháp
|
23.167.335
|
14.792.749
|
+56,61
|
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
|
22.198.042
|
23.759.340
|
-6,57
|
Nhật Bản
|
21.063.504
|
22.769.421
|
-7,49
|
New Zealand
|
18.047.752
|
16.905.553
|
+6,76
|
Tây Ban Nha
|
16.828.803
|
17.492.183
|
-3,79
|
Đài Loan
|
16.780.524
|
18.987.015
|
-11,62
|
Hồng Kông
|
14.875.624
|
12.639.165
|
+17,69
|
Nam Phi
|
8.609.997
|
10.192.263
|
-15,52
|
Pakistan
|
8.600.607
|
2.895.433
|
+197,04
|
Bỉ
|
8.462.110
|
10.905.254
|
-22,40
|
Singapore
|
7.425.416
|
6.781.234
|
+9,50
|
Philippines
|
7.174.013
|
5.470.688
|
+31,14
|
Nauy
|
6.727.242
|
5.256.127
|
+27,99
|
Hy Lạp
|
6.451.963
|
6.303.780
|
+2,35
|
Ucraina
|
1.887.319
|
1.048.200
|
+80,05
|
Nguồn:Vinanet