Cụ thể, năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu đến 1,275 triệu tấn điều thô để phục vụ chế biến, trị giá 2,533 tỷ USD. Năm 2018, lượng điều thô nhập khẩu 1,19 triệu tấn, trị giá 2,33 tỷ USD, giảm 8,1% về lượng và 9,1% trị giá so với năm 2017.
Bờ Biển Ngà là thị trường cung cấp chính mặt hàng hạt điều cho Việt Nam trong năm 2018, chiếm 32,84% tổng lượng điều nhập khẩu, đạt 391,1 nghìn tấn, trị giá 725,78 triệu USD, nhưng năm so với năm 2017 đều sụt giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 10,45% và 14,56%. Riêng tháng 12/2018, nhập khẩu hạt điều từ thị trường này đạt 14,39 nghìn tấn, trị giá 22,9 triệu USD, giảm 59,8% về lượng và 56,37% trị giá so với tháng 11/2018, tuy nhiên nếu so với tháng 12/2017 thì đều tăng trưởng cả lượng và trị giá.
Thị trường cung cấp lớn thứ hai là Campuchia đạt 146,69 nghìn tấn, trị giá 300,28 triệu USD, tăng 73,17% về lượng và 78,24% trị giá so với năm 2017. Mặc dù trong tháng 12/2018, lượng điều nhập từ thị trường Campuchia đều giảm cả lượng và trị giá, giảm tương ứng 96,37% và 96,8% chỉ nhập 550 tấn, trị giá 1,04 triệu USD.
Cuối cùng là thị trường Indonesia với 38,2 nghìn tấn, trị giá 70,43 triệu USD, giảm 6,65% về lượng và 19,83% trị giá so với năm 2017.
Nhìn chung, năm 2018 nhập khẩu điều từ các thị trường đều sụt giảm, duy chỉ có thị trường Campuchia là tăng trưởng cả lượng, trị giá và giá nhập bình quân.
Thị trường nhập khẩu hạt điều năm 2018
Thị trường
|
Năm 2018
|
+/- so với năm 2017 (%)*
|
Lượng (Tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng
|
Trị giá
|
Bờ Biển Ngà
|
391.106
|
725.784.208
|
-10,45
|
-14,56
|
Campuchia
|
146.692
|
300.283.475
|
73,17
|
78,24
|
Indonesia
|
38.290
|
70.436.113
|
-6,65
|
-19,83
|
(* tính toán số liệu từ TCHQ)
Sự lệ thuộc này đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp chế biến mỗi khi nguồn cung điều thô thế giới biến động giảm và là một thách thức lớn đối với ngành chế biến và xuất khẩu điều của cả nước.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, ngành điều Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển vì nhu cầu của người tiêu dùng đối với hạt điều ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngành điều đang đối mặt với ba thách thức lớn, đó là nguyên liệu, chế biến và tiếp cận thị trường. Để ngành điều phát triển bền vững trước hết phải dồn toàn lực cho sản xuất nguyên liệu.
Chính vì vậy, mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, tái cơ cấu ngành điều để đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với ngành điều trong thời gian tới.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Hiệp hội Điều Việt Nam đã xây dựng dự thảo Đề án tái cơ cấu và phát triển ngành điều giai đoạn từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, diện tích điều được quy hoạch trên cả nước là 380.000ha, năng suất 2 tấn hạt/ha, sản lượng 760.000 tấn hạt điều thô (khô).
Nâng giá trị xuất khẩu sản phẩm nhân điều chế biến sâu và sản phẩm phụ (dầu vỏ hạt điều,…) đạt 1 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu nhân điều sơ chế đạt 4 tỷ USD vào năm 2025.
Tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ ổn định diện tích trồng điều ở mức khoảng 400.000ha, năng suất 2,2 tấn hạt/ha, sản lượng 880 ngàn tấn hạt điều thô (khô).
Đồng thời, phát triển canh tác và chế biến điều hiện đại theo công nghệ cao 4.0. Nâng giá trị xuất khẩu sản phẩm nhân điều chế biến sâu và sản phẩm phụ (dầu vỏ hạt điều,…) đạt 7 tỷ USD đến năm 2030 và tổng kim ngạch xuất khẩu nhân điều đạt 10,5 tỷ USD.
Nguồn:Vinanet