menu search
Đóng menu
Đóng

Tháng 8/2019, xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu giảm ở cả lượng và trị giá

17:00 30/09/2019

Vinanet -Sau khi tăng trưởng ở tháng 7/2019, sang tháng 8/2019 xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu đã sụt giảm trở lại ở cả lượng và trị giá.
Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, xuất khẩu chất dẻo và nguyên liệu của cả nước trong tháng 8/2019 giảm 2,6% về lượng và 3,9% trị giá, tương ứng với 102,7 nghìn tấn, trị giá 109,85 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 8/2019, xuất khẩu mặt hàng này đạt 763,1 nghìn tấn, trị giá 863,32 triệu USD, tăng 31,8% về lượng và 47,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Trong số những thị trường nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam, thì Trung Quốc đại lục dẫn đầu kim ngạch, ngoài những yếu tố khiến Trung Quốc tăng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam thì các yếu tố vị trí, khoảng cách địa lý và vận chuyển hàng hóa thuận lợi cũng là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc trở thành thị trường chủ lực xuất khẩu nhóm hàng này. 
Theo đó, tháng 8/2019 Trung Quốc đại lục đã nhập từ Việt Nam trên 41,8 nghìn tấn chất dẻo nguyên liệu, trị giá 36,11 triệu USD, tăng 0,72% về lượng nhưng giảm 4,29% trị giá, giá bình quân đạt 862,87 USD/tấn, giảm 4,98% so với tháng 7/2019; so sánh với tháng 8/2018 thì xuất sang thị trường Trung Quốc tăng 13,87% về lượng và 5,51% về trị giá, nhưng giá bình quân giảm 7,34%. Tính chung 8 tháng năm 2019 đạt 289,51 nghìn tấn, trị giá 281,41 triệu USD, giảm 27,97% về lượng và giảm 11,85% trị giá, giá bình quân 972,03 USD/tấn, tăng 22,38% so với cùng kỳ năm 2018.
Đáng chú ý, tuy đứng thứ hai sau Trung Quốc, nhưng tốc độ xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu sang thị trường Indonesia 8 tháng đầu năm 2019 tăng khá mạnh, gấp 2,7 lần về lượng (tương ứng 174,73%) và gấp 2,2 lần trị giá (tương ứng 122,66%), đạt lần lượt 93,49 nghìn tấn, trị giá 115,15 triệu USD, giá xuất bình quân 1231,63 USD/tấn, giảm 18,95% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 8/2019 cũng đã xuất sang Indonesia 13,5 nghìn tấn, trị giá 17,9 triệu USD, giá bình quân 1317,07 USD/tấn, tăng 30,61% về lượng, tăng 35,35% trị giá giá bình quân tăng 3,63% so với tháng 7/2019, nếu so sánh với tháng 8/2019 thì xuất sang Indonesia tăng mạnh gấp hơn 3 lần về lượng (tương ứng 203,1%) và gấp 2,6 lần trị giá (tương ứng 157,67%), nhưng giá bình quân giảm 1,99%.
Kế đến là các thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ….
Nhìn chung, 8 tháng đầu năm lượng chất dẻo nguyên liệu xuất sang các thị trường đều tăng trưởng, tuy nhiên giá xuất bình quân lại hầu hết sụt giảm. Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường Italy thời gian này tăng đột biến, đây cũng là thị trường có giá xuất bình quân giảm nhiều nhất. Theo đó, 8 tháng 2019 đã xuất sang Italy 11,01 nghìn tấn, trị giá 12,48 triệu USD, giá bình quân 1132,77 USD/tấn, tăng gấp hơn 100 lần về lượng (tương ứng 9917,27%) và gấp hơn 60,67 lần (tương ứng 5967,59%), giá bình quân giảm 39,43% so với cùng kỳ năm 2018.
Cùng với thị trường Italy thì xuất khẩu sang các thị trường như: Malaysia, Nhật Bản, Philippines, Nam Phi, Bờ Biển Ngà cũng tăng mạnh cả về lượng và trị giá, trong đó Malasyia tăng mạnh hơn cả gấp 3,9 lần về lượng và gấp 2,8 lần về trị giá (tương ứng 177,43%), giá bình quân giảm 28,99% so với cùng kỳ 2018. Trong nhóm thị trường tăng mạnh, duy chỉ có Bờ Biển Nga là có giá xuất bình quân tăng, tuy nhiên mức tăng không nhiều 3,7% đạt 906,81 USD/tấn.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh xuất khẩu sang Hongkong (TQ), với lượng xuất giảm 44,88% và trị giá giảm 17,5% tương ứng với 587 tấn, trị giá 1,5 triệu USD, nhưng giá xuất bình quân tăng 49,68% đạt 2618,29 USD/tấn.
Đặc biệt, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu 8 tháng đầu năm nay, so với cùng kỳ năm trước có thêm các thị trường Sri Lanka, Bồ Đào Nha, Peru, Nigeria, trong đó xuất sang Sri Lanka nhiều nhất 3,6 nghìn tấn.
Thị trường xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu 8 tháng năm 2019

Thị trường

8 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

289.513

281.416.111

-27,97

-11,85

Indonesia

93.496

115.152.703

174,73

122,66

Nhật Bản

50.442

57.757.637

203,19

163,64

Thái Lan

27.296

40.754.714

84,21

52,61

Ấn Độ

25.047

29.507.118

15,49

11,51

Malaysia

22.255

27.289.440

290,71

177,43

Philippines

19.222

22.985.375

189,79

137,82

Bangladesh

12.247

14.898.404

88,47

66,72

Italy

11.019

12.482.008

9.917,27

5.967,59

Campuchia

9.358

12.653.676

51,96

31,96

Đài Loan

7.086

12.493.044

63,31

38,39

Hàn Quốc

6.894

12.066.015

-11,06

-41,55

Myanmar

5.124

6.305.028

49,17

46,69

Australia

3.569

4.457.454

40,68

25,18

Singapore

1.280

2.070.223

5,35

0,06

Nam Phi

1.108

1.334.596

184,83

158,85

Canada

1.029

1.529.743

-31,08

-47,28

Hong Kong (TQ)

587

1.536.938

-44,88

-17,5

Thổ Nhĩ Kỳ

510

692.646

44,89

14,22

Bờ Biển Ngà

360

326.453

155,32

164,76

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Nguồn: VITIC