Kết thúc quý I/2016, Việt Nam đã xuất khẩu trên 1,2 triệu tấn sắn và sản phẩm, trji giá 319 triệu USD, giảm 16,25% về lượng và giảm 29,30% về trị giá so với quý I/2015. Trong đó, xuất khẩu sắn là 658,5 nghìn tấn, trị giá 107,5 triệu USD, giảm 16,1% về lượng và giảm 38,6% về trị giá.
Tính riêng tháng 3/2016, xuất khẩu sắn và sản phẩm đạt 553,6 nghìn tấn, trị giá 136,8 triệu USD, tăng 87,3% về lượng và tăng 83,2% về trị giá so với tháng liền kề trước đó, riêng mặt hàng sắn đã xuất khẩu 318,6 nghìn tấn, trị giá 52,7 triệu USD, tăng 92,4% về lượng và tăng 88,3% về trị giá so với tháng 2/2016.
Việt Nam xuất khẩu sắn và sản phẩm chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 89,1% tổng lượng sắn xuất khẩu, đạt 1,1 triệu tấn, trị giá 278,7 triệu USD, giảm 18,69% về lượng và giảm 31,25% về trị giá so với cùng kỳ.
Thị trường lớn thứ hai sau Trung Quốc là Nhật Bản, đạt 35,6 nghìn tấn, trị giá 6,5 triệu USD, tăng 222,8% về lượng và tăng 46,35% về trị giá – đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng vượt trội. Kế đến là thị trường Hàn Quốc, với 20,3 nghìn tấn, trị giá 4,3 triệu USD, giảm 40,96% về lượng và giảm 51,81% về trị giá.
Ngoài ba thị trường chính kể trên, mặt hàng sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam còn có mặt ở một số thị trường khác nữa như: Phillippin, Đài Loan và Malaysia với lượng xuất lần lượt là 12,7 nghìn tấn, 10,6 nghìn tấn và 10,2 nghìn tấn.
Nhìn chung, quí I/2016, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn sang các thị trường đều với tốc độ tăng trưởng âm, số thị trường với tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 33,3%, đáng chú ý, xuất khẩu sắn và sản phẩm sang thị trường Hàn quốc giảm mạnh nhất.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm quí I/2016
Thị trường
|
3 tháng 2016
|
3 tháng 2015
|
So sánh +/- (%)
|
Lượng (Tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng (Tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng
|
trị giá
|
Tổng cộng
|
1.244.066
|
319.004.053
|
1.485.406
|
451.211.035
|
-16,25
|
-29,30
|
Trung Quốc
|
1.108.498
|
278.772.747
|
1.363.330
|
405.462.983
|
-18,69
|
-31,25
|
Nhật Bản
|
35.686
|
6.534.447
|
11.055
|
4.465.078
|
222,80
|
46,35
|
Hàn Quốc
|
20.373
|
4.315.283
|
34.510
|
8.955.229
|
-40,96
|
-51,81
|
Philippin
|
12.760
|
5.020.924
|
13.105
|
5.509.694
|
-2,63
|
-8,87
|
Đài Loan
|
10.613
|
3.997.244
|
12.685
|
5.217.777
|
-16,33
|
-23,39
|
Malaixia
|
10.207
|
3.582.621
|
7.717
|
3.178.135
|
32,27
|
12,73
|
Hiện nay cả nước có 570.000 ha sắn, năng suất bình quân trên 18 tấn/ha. Năm 2015, cây sắn là 1 trong 10 sản phẩm xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD, đứng thứ 4 sau lúa, cà phê và cây điều, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết trong cuộc hội thảo và tổng kết phát triển sắn (mì) bền vững diễn ra vừa qua tại Kon Tum.
Trong cuộc hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển cây sắn ở nhiều địa phương mang tính tự phát, phương thức canh tác lạc hậu, năng suất thấp, giá cả, thị trường tiêu thụ chưa ổn định. Vì vậy chính quyền các địa phương cần xác định lại vị trí của cây sắn trong cơ cấu cây trồng; quy hoạch và giữ vững quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến; lựa chọn, nghiên cứu, sản xuất và áp dụng giống sắn có năng suất cao phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương.
Mới đây, Văn phòng JICA Việt Nam đã khởi động dự án “Phát triển và phổ biến hệ thống sản xuất sắn bền vững thông qua quản lý sâu bệnh hại”. Dự án bao gồm bốn nội dung phát triển các tác nhân gây bệnh hại sắn và phát triển hệ thống cảnh báo bệnh trong khu vực; sinh thái quần thể và quản lý côn trùng hại sắn; thiết lập hệ thống giống sắn để cung cấp hom sắn sạch bệnh cho nông dân; chuyển giao công nghệ và khuyến nông. Dự án triển khai từ năm 2016 đến năm 2020 với nguồn vốn ODA từ Nhật Bản là 635 triệu yên (tương đương 125 tỷ đồng).
Dự án được chia làm 4 hợp phần. Một là, nghiên cứu phát hiện các tác nhân gây bệnh hại sắn và bệnh trong khu vực. Một ngân hàng kiến thức về kiểm soát dịch bệnh bao gồm một cơ sở dữ liệu và một cuốn sổ tay giúp hiểu được các tác nhân gây bệnh chính trên sắn và các tác nhân truyền bệnh…Hai là, thiết lập hệ thống quản lý hiệu quả và thân thiện với môi trường chống lại các côn trùn gây hại hiện có trong khu vực bằng cách quản lý môi trường sống và kiểm soát sinh học. Các phương pháp tầm soát côn trùng gây hại dễ dàng sử dụng bởi nông dân với việc nghiên cứu sáng chế ra những dụng cụ cầm tay để phát hiện hom sắn nhiễm mầm bệnh. Ba là, thiết lập hệ thống giống sắn để cung cấp hom sắn sạch bệnh cho nông dân. Bốn là, chuyển giao công nghệ và khuyến nông, với sự hợp tác giữa Viện nghiên cứu, nông dân và doanh nghiệp.
Hương Nguyễn
Nguồn: VITIC/Nongnghiep.vn, Thời báo kinh tế Việt Nam
Nguồn:Vinanet