menu search
Đóng menu
Đóng

Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam năm 2016

15:11 31/01/2017

Vinanet - Mặc dù Trung Quốc chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ), nhưng xét tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước, thì quốc gia này đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong tổng số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ ngoại thương.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2016, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt 71,9 tỷ USD, chiếm 20% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2016.

Trong đó, nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc lượng hàng hóa trị giá gần 22 tỷ USD, chiếm 12% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước, và tăng 28% so với năm 2015.

Năm 2016 có 7 nhóm hàng “tỷ đô” xuất khẩu vào Trung Quốc; trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng ở vị trí thứ nhất với trị giá 4,06 tỷ USD. Các vị trị tiếp theo là rau quả đạt 1,74 tỷ USD; xơ, sợi dệt các loại đạt gần 1,65 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 1,7 tỷ USD; dầu thô đạt 1,3 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1,1 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ trên 1 tỷ USD.

Trong quan hệ giao thương Việt Nam- Trung Quốc trong năm 2016 có một tín hiệu tích cực, đó là trong khi Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng xuất khẩu cao ở mức 2 con số vào thị trường Trung Quốc, thì kim ngạch nhập khẩu từ quốc gia này chỉ tăng ít 0,8%, đạt gần 49,9 tỷ USD. Việc hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc trong năm 2016 là một điều đáng ghi nhận, vì từ năm 2015 trở về trước, Trung Quốc luôn duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu cao vào thị trường nước ta.

Với việc tăng xuất, giảm nhập với đối tác Trung Quốc, giúp mức thâm hụt thương mại của nước ta với quốc gia này cũng được kéo giảm mạnh từ 32,4 tỷ USD trong năm 2015 xuống còn 28 tỷ USD trong năm 2016.

Việt Nam và Trung Quốc có lợi thế do gần gũi về địa lý và có nhiều nét tương đồng về xã hội, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá. Tính đến hết năm 2015, tuyến biên giới Việt - Trung có 79 cửa khẩu, lối mở biên giới phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hoá, xuất nhập cảnh và phương tiện giao thông vận tải của thương nhân và cư dân biên giới. Gắn với cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc là các cặp chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

Tuy vậy, còn nhiều tồn tại như công tác quản lý còn nhiều bất cập, khối lượng hàng hoá tăng nhưng chưa mạnh và ổn định, cơ cấu hàng hoá còn nhiều bất cập…Đây cũng là những căn cứ để ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc. Trong đó quy định, phía Việt Nam sẽ phối hợp với phía Trung Quốc rà soát toàn bộ các khu chợ biên giới trên toàn tuyến. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý Việt Nam phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển các khu chợ biên giới Việt - Trung, đẩy mạnh tìm kiếm, thu hút các nguồn vốn đầu tư khu chợ biên giới….

Bộ Công Thương mới có công văn gửi Bộ Tài chính xin ý kiến thẩm định đề cương và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 2025, tầm nhìn tới năm 2030. Quy hoạch phát triển chợ biên giới sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng cơ chế, chính sách phát triển chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc và làm cơ sở để các tỉnh biên giới xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển theo từng thời kỳ.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất  khẩu sang Trung Quốc năm 2016

ĐVT: USD

Mặt hàng

Năm 2016

Năm 2015

+/-(%) Năm 2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

21.970.467.402

17.141.131.805

+28,17

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

4.058.513.872

2.646.629.951

+53,35

Hàng rau quả

1.738.906.954

1.194.930.710

+45,52

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

1.660.160.162

1.016.616.955

+63,30

Xơ, sợi dệt các loại

1.650.858.627

1.365.412.207

+20,91

Dầu thô

1.307.846.477

811.929.375

+61,08

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

1.112.276.814

721.150.300

+54,24

Gỗ và sản phẩm gỗ

1.020.235.045

982.668.594

+3,82

Cao su

994.098.044

763.395.773

+30,22

Giày dép các loại

904.927.071

754.185.864

+19,99

Sắn và các sản phẩm từ sắn

868.395.048

1.167.567.321

-25,62

Hàng dệt, may

825.150.947

670.471.388

+23,07

Điện thoại các loại và linh kiện

800.377.961

530.502.170

+50,87

Gạo

782.307.469

859.198.937

-8,95

Hàng thủy sản

685.094.998

450.775.973

+51,98

Hạt điều

422.611.789

352.823.566

+19,78

Dây điện và dây cáp điện

354.800.684

227.271.231

+56,11

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

260.057.255

259.592.616

+0,18

Phương tiện vận tải và phụ tùng

206.907.529

135.511.325

+52,69

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

197.345.410

127.727.269

+54,51

Xăng dầu các loại

172.082.953

188.463.606

-8,69

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

152.795.002

133.816.793

+14,18

Cà phê

106.687.643

76.588.284

+39,30

Chất dẻo nguyên liệu

102.089.958

174.670.066

-41,55

Hóa chất

98.675.666

176.580.644

-44,12

Sản phẩm hóa chất

79.786.402

71.014.006

+12,35

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

76.331.524

61.441.934

+24,23

Kim loại thường khác và sản phẩm

67.610.930

26.976.720

+150,63

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

66.355.883

80.511.612

-17,58

Quặng và khoáng sản khác

64.746.528

102.853.184

-37,05

Sản phẩm từ cao su

62.986.124

60.455.808

+4,19

Sản phẩm từ sắt thép

48.436.692

48.578.867

-0,29

Sản phẩm từ chất dẻo

45.680.702

48.154.852

-5,14

Chè

25.980.480

11.657.069

+122,87

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

22.306.047

21.845.597

+2,11

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

13.309.107

9.113.038

+46,04

Vải mành, vải kỹ thuật khác

10.758.877

7.733.169

+39,13

Sắt thép các loại

7.612.761

4.196.387

+81,41

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

7.289.277

5.282.493

+37,99

Sản phẩm gốm, sứ

5.041.812

2.994.303

+68,38

Giấy và các sản phẩm từ giấy

4.677.967

2.854.239

+63,90

Than đá

1.728.140

-

*

Clinke và xi măng

852.467

1.124.863

-24,22

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2016, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt 71,9 tỷ USD, chiếm 20% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2016.

Trong đó, nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc lượng hàng hóa trị giá gần 22 tỷ USD, chiếm 12% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước, và tăng 28% so với năm 2015.

Năm 2016 có 7 nhóm hàng “tỷ đô” xuất khẩu vào Trung Quốc; trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng ở vị trí thứ nhất với trị giá 4,06 tỷ USD. Các vị trị tiếp theo là rau quả đạt 1,74 tỷ USD; xơ, sợi dệt các loại đạt gần 1,65 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 1,7 tỷ USD; dầu thô đạt 1,3 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1,1 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ trên 1 tỷ USD.

Trong quan hệ giao thương Việt Nam- Trung Quốc trong năm 2016 có một tín hiệu tích cực, đó là trong khi Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng xuất khẩu cao ở mức 2 con số vào thị trường Trung Quốc, thì kim ngạch nhập khẩu từ quốc gia này chỉ tăng ít 0,8%, đạt gần 49,9 tỷ USD. Việc hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc trong năm 2016 là một điều đáng ghi nhận, vì từ năm 2015 trở về trước, Trung Quốc luôn duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu cao vào thị trường nước ta.

Với việc tăng xuất, giảm nhập với đối tác Trung Quốc, giúp mức thâm hụt thương mại của nước ta với quốc gia này cũng được kéo giảm mạnh từ 32,4 tỷ USD trong năm 2015 xuống còn 28 tỷ USD trong năm 2016.

Việt Nam và Trung Quốc có lợi thế do gần gũi về địa lý và có nhiều nét tương đồng về xã hội, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá. Tính đến hết năm 2015, tuyến biên giới Việt - Trung có 79 cửa khẩu, lối mở biên giới phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hoá, xuất nhập cảnh và phương tiện giao thông vận tải của thương nhân và cư dân biên giới. Gắn với cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc là các cặp chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

Tuy vậy, còn nhiều tồn tại như công tác quản lý còn nhiều bất cập, khối lượng hàng hoá tăng nhưng chưa mạnh và ổn định, cơ cấu hàng hoá còn nhiều bất cập…Đây cũng là những căn cứ để ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc. Trong đó quy định, phía Việt Nam sẽ phối hợp với phía Trung Quốc rà soát toàn bộ các khu chợ biên giới trên toàn tuyến. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý Việt Nam phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển các khu chợ biên giới Việt - Trung, đẩy mạnh tìm kiếm, thu hút các nguồn vốn đầu tư khu chợ biên giới….

Bộ Công Thương mới có công văn gửi Bộ Tài chính xin ý kiến thẩm định đề cương và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 2025, tầm nhìn tới năm 2030. Quy hoạch phát triển chợ biên giới sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng cơ chế, chính sách phát triển chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc và làm cơ sở để các tỉnh biên giới xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển theo từng thời kỳ.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất  khẩu sang Trung Quốc năm 2016

ĐVT: USD

Mặt hàng

Năm 2016

Năm 2015

+/-(%) Năm 2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

21.970.467.402

17.141.131.805

+28,17

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

4.058.513.872

2.646.629.951

+53,35

Hàng rau quả

1.738.906.954

1.194.930.710

+45,52

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

1.660.160.162

1.016.616.955

+63,30

Xơ, sợi dệt các loại

1.650.858.627

1.365.412.207

+20,91

Dầu thô

1.307.846.477

811.929.375

+61,08

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

1.112.276.814

721.150.300

+54,24

Gỗ và sản phẩm gỗ

1.020.235.045

982.668.594

+3,82

Cao su

994.098.044

763.395.773

+30,22

Giày dép các loại

904.927.071

754.185.864

+19,99

Sắn và các sản phẩm từ sắn

868.395.048

1.167.567.321

-25,62

Hàng dệt, may

825.150.947

670.471.388

+23,07

Điện thoại các loại và linh kiện

800.377.961

530.502.170

+50,87

Gạo

782.307.469

859.198.937

-8,95

Hàng thủy sản

685.094.998

450.775.973

+51,98

Hạt điều

422.611.789

352.823.566

+19,78

Dây điện và dây cáp điện

354.800.684

227.271.231

+56,11

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

260.057.255

259.592.616

+0,18

Phương tiện vận tải và phụ tùng

206.907.529

135.511.325

+52,69

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

197.345.410

127.727.269

+54,51

Xăng dầu các loại

172.082.953

188.463.606

-8,69

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

152.795.002

133.816.793

+14,18

Cà phê

106.687.643

76.588.284

+39,30

Chất dẻo nguyên liệu

102.089.958

174.670.066

-41,55

Hóa chất

98.675.666

176.580.644

-44,12

Sản phẩm hóa chất

79.786.402

71.014.006

+12,35

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

76.331.524

61.441.934

+24,23

Kim loại thường khác và sản phẩm

67.610.930

26.976.720

+150,63

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

66.355.883

80.511.612

-17,58

Quặng và khoáng sản khác

64.746.528

102.853.184

-37,05

Sản phẩm từ cao su

62.986.124

60.455.808

+4,19

Sản phẩm từ sắt thép

48.436.692

48.578.867

-0,29

Sản phẩm từ chất dẻo

45.680.702

48.154.852

-5,14

Chè

25.980.480

11.657.069

+122,87

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

22.306.047

21.845.597

+2,11

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

13.309.107

9.113.038

+46,04

Vải mành, vải kỹ thuật khác

10.758.877

7.733.169

+39,13

Sắt thép các loại

7.612.761

4.196.387

+81,41

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

7.289.277

5.282.493

+37,99

Sản phẩm gốm, sứ

5.041.812

2.994.303

+68,38

Giấy và các sản phẩm từ giấy

4.677.967

2.854.239

+63,90

Than đá

1.728.140

-

*

Clinke và xi măng

852.467

1.124.863

-24,22

 

Nguồn:Vinanet