Trong năm 2017, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày từ thị trường Trung Quốc chiếm tới gần 38% trong tỏng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, với gần 2,05 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm trước đó. Nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm 13,9%, đạt 753,27 triệu USD, giảm 4,7%; từ Đài Loan 482,81 triệu USD, chiếm 8,9%, tăng 3%; từ Mỹ 356,02 triệu USD, chiếm 6,6%, tăng 23,4%.
Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày nhập khẩu từ thị trường các nước EU nói chung chiếm 5,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng của cả nước, đạt 312,63 triệu USD, tăng 6,4% so với năm 2016. Nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á nói chung chiếm 5,7%, đạt 308,26 triệu USD, tăng 10,8%.
Nhập khẩu nhóm hàng này tăng mạnh từ các thị trường: Achentina (tăng 41,4%, đạt 41,47 triệu USD); Indonesia (tăng 34,1%, đạt 47,62 triệu USD); Áo (tăng 28,1%, đạt 1,6 triệu USD); Mỹ (tăng 23,4%, đạt 356,02 triệu USD).
Ngược lại, nhập khẩu sụt giảm mạnh từ các thị trường như Canada, NewZealand, Australia và Hà Lan với mức giảm tương ứng 26,4%, 22,4%, 21,9 và 21,4% so với năm trước đó.
Theo các chuyên gia, năm 2017, xuất khẩu dệt may của Việt Nam thu về hơn 26 tỷ USD, nhưng chúng ta cũng phải bỏ ra 21 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu (kể cả nguyên phụ liệu dệt may, kể cả vải may mặc). Vì vậy, giá trị gia tăng còn lại cho nền kinh tế chỉ đạt khoảng 5 tỷ USD, con số này tương đối thấp bởi dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhiều năm qua.
Trong số các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, thì khu vực doanh nghiệp FDI đạt hơn 15 tỷ USD, chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may các loại để chế biến, gia công tại Việt Nam của các doanh nghiệp này cũng chiếm trên 50%.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc gia tăng nhập nguyên liệu từ Trung Quốc là do nhiều mặt hàng Việt Nam không tự chủ được sản xuất nên buộc phải nhập khẩu. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp dệt may 100% vốn của Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc gần đây đã chuyển cơ sở, chi nhánh sản xuất sang Việt Nam để tận dụng xuất xứ hàng hoá "made in Vietnam", ưu đãi thuế 0% để hưởng lợi xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ, EU.
Điều đáng lo về lâu dài là các DN FDI "sản xuất nhờ, xuất khẩu hộ" này không xây dựng chuỗi dệt, nhuộm và thiết kế mẫu thời trang. 100% nguyên phụ liệu của họ nhập từ công ty mẹ, công ty liên kết hoặc đối tác từ Trung Quốc với giá thành rẻ để về Việt Nam may gia công vài công đoạn đơn giản để xuất khẩu.
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày năm 2017
ĐVT: USD
Thị trường
|
T12/2017
|
(+/-%) T12/2017 so với T11/2017
|
Năm 2017
|
(+/-%) năm 2017 so với năm 2016
|
Tổng kim ngạch NK
|
416.090.488
|
-9,05
|
5.419.568.111
|
7,13
|
Trung Quốc
|
164.842.975
|
-8,31
|
2.047.834.449
|
9,69
|
Hàn Quốc
|
61.243.496
|
-4,02
|
753.267.275
|
-4,7
|
Đài Loan
|
30.817.944
|
-14,48
|
482.810.483
|
3
|
Mỹ
|
31.270.871
|
-0,05
|
356.022.198
|
23,4
|
Nhật Bản
|
23.576.911
|
0,76
|
250.299.413
|
8,81
|
Italia
|
17.625.913
|
-10,55
|
236.146.535
|
12,18
|
Thái Lan
|
18.808.192
|
-9,05
|
228.954.407
|
8,36
|
Hồng Kông
|
15.589.441
|
-18,59
|
215.152.403
|
3,5
|
Brazil
|
5.064.900
|
-6,17
|
126.826.896
|
-20,89
|
Ấn Độ
|
7.202.527
|
-21,41
|
105.374.043
|
1,2
|
Indonesia
|
4.764.514
|
19,05
|
47.616.130
|
34,09
|
Achentina
|
1.348.037
|
-58,84
|
41.466.053
|
41,38
|
Đức
|
2.303.374
|
8,47
|
33.390.675
|
-1,79
|
Malaysia
|
2.472.073
|
2,52
|
29.660.900
|
0,2
|
Australia
|
1.801.477
|
11,91
|
23.752.635
|
-21,91
|
Pakistan
|
2.559.509
|
11,86
|
22.398.474
|
-10,43
|
New Zealand
|
2.440.811
|
184,54
|
21.345.664
|
-22,37
|
Canada
|
69.653
|
-72,43
|
15.625.881
|
-26,43
|
Anh
|
592.014
|
-50
|
13.056.064
|
-8,35
|
Tây Ban Nha
|
971.618
|
66,97
|
11.093.010
|
-18,46
|
Ba Lan
|
428.952
|
-57,1
|
7.407.068
|
-10,54
|
Pháp
|
622.695
|
20,85
|
6.810.272
|
-15,15
|
Hà Lan
|
357.699
|
28,31
|
3.117.997
|
-21,35
|
Singapore
|
189.859
|
51,25
|
2.033.359
|
8,82
|
Áo
|
32.023
|
-77,47
|
1.603.560
|
28,14
|
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Nguồn:Vinanet