menu search
Đóng menu
Đóng

Vải - nguyên liệu dệt may xuất xứ từ Trung Quốc chiếm trên 52% thị phần

17:33 05/06/2017

Vinanet - Việt Nam nhập khẩu vải may mặc chủ yếu từ các nước châu Á, trong đó dẫn đầu là thị trường Trung Quốc, chiếm 52% tổng kim ngạch.
Theo số liệu từ TCHQ, tháng 4/2017, Việt Nam đã nhập khẩu 991 triệu USD mặt hàng vải may mặc, giảm 0,5% so với tháng 3 – đây là tháng giảm đầu tiên sau hai tháng tăng liên tiếp, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 4/2017, Việt Nam đã nhập khẩu 3,3 triệu USD, tăng 6,75% so với cùng kỳ năm 2016.
Việt Nam nhập khẩu vải may mặc chủ yếu từ các nước châu Á, trong đó dẫn đầu là thị trường Trung Quốc, chiếm 52% tổng kim ngạch, đạt 1,7 tỷ USD, tăng 7,48%. Đứng thứ hai thị trường Hàn Quốc, đạt 602,4 triệu USD, tăng 10,75% kế đến là Đài Loan đạt 501 triệu USD, tăng 2,23% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu vải may mặc từ các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương, số thị trường này chiếm 84,2% và ngược lại thị trường với tốc độ suy giảm chiếm 15,7%.
Đáng chú ý, nhập khẩu vải may mặc trong thời gian này từ Philppines tuy kim ngạch chỉ đạt 370,5 nghìn USD, nhưng lại tăng mạnh vượt trội, tăng 67,59% và nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh, giảm 25,26% tương ứng với 7,4 triệu USD.
Thống kê TCHQ thị trường nhập khẩu vải các loại 4 tháng 2017
ĐVT: USD

Thị trường

4 tháng 2017

4 tháng 2016

So sánh (%)

Tổng

3.336.100.582

3.125.130.981

6,75

Trung Quốc

1.736.229.929

1.615.393.928

7,48

Hàn Quốc

602.490.340

544.031.097

10,75

Đài Loan

501.008.277

490.082.692

2,23

Nhật Bản

191.550.464

176.406.898

8,58

Hongkong

76.359.588

67.248.330

13,55

Thái Lan

69.149.683

58.573.946

18,06

Italia

19.783.699

17.361.854

13,95

Ấn Độ

18.882.751

23.470.454

-19,55

Indonesia

18.080.834

17.236.440

4,90

Pakistan

15.853.203

12.979.843

22,14

Malaysia

14.789.322

15.787.916

-6,33

Đức

13.175.725

12.753.629

3,31

Hoa Kỳ

10.638.858

9.956.129

6,86

Thổ Nhĩ Kỳ

7.484.170

10.013.718

-25,26

Pháp

2.653.281

2.292.590

15,73

Anh

2.446.697

2.366.001

3,41

Singapore

1.017.844

903.090

12,71

Bỉ

858.631

989.586

-13,23

Philippines

370.503

221.079

67,59

Tại Hội thảo "Dệt may Việt Nam với quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA", do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp với dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-Mutrap), tổ chức sáng 18/4, tại Hà Nội, các chuyên gia đã chỉ ra một điểm yếu của ngành dệt may là quá lệ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Theo đó, chỉ riêng mặt hàng vải, doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu tới 86% để phục vụ sản xuất và xuất khẩu, trong khi chất lượng vải trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu chính của dệt may.

Theo cam kết trong EVFTA, Liên minh châu Âu (EU) sẽ bỏ thuế nhập khẩu cho nhóm hàng dệt may Việt Nam, nhưng không bỏ ngay mà tiến hành trong vòng 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Đáng chú ý, dệt may cũng là mặt hàng khá nhạy cảm với EU nên Hiệp định đưa ra quy tắc xuất xứ tương đối nghiêm ngặt. Các mặt hàng dệt may của Việt Nam phải đảm bảo quy chế chuyển đổi nguồn gốc xuất xứ kép.
Cụ thể, để một mặt hàng dệt may Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan, thì ít nhất hàng hóa đó phải được sản xuất tại Việt Nam (tiêu chuẩn xuất xứ đơn là vải có thể được nhập khẩu rồi cắt may tại Việt Nam, tiêu chuẩn kép là vải phải được sản xuất tại Việt Nam và khâu cắt may cũng tại Việt Nam).
Bên cạnh đó, EU cho phép áp dụng quy chế cộng dồn nguồn gốc xuất xứ. Nghĩa là hàng hóa có nguồn gốc từ các nước đối tác với EU cũng được coi là có nguồn gốc xuất xứ để hưởng ưu đãi. Cụ thể, trong Hiệp định có nêu rõ việc cho phép sử dụng vải sản xuất tại Hàn Quốc (nước đã có FTA song phương với EU).
Nói về thực tế này, ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, quy tắc xuất xứ rất ngặt nghèo, chỉ sau hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là một thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam. Quy tắc xuất xứ vào EU rất phức tạp, phía doanh nghiệp cần nắm chắc quy định đối với từng mặt hàng và lộ trình giảm thuế trong hiệp định EVFTA để được hưởng các ưu đãi.
Nguồn: VITIC/Vietnamplus.vn

Nguồn:Vinanet