menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng đột biến

13:46 18/12/2018

Vinanet - Xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia được đặc biệt chú ý với mức tăng đột biến gấp 48,7 lần về lượng và tăng gấp 64,4 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 5,64 triệu tấn gạo, thu về 2,83 tỷ USD, tăng 3,2% về lượng và tăng 15,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu đạt 502,7 USD/tấn, tăng 11,5%.
Riêng tháng 11/2018 xuất khẩu tăng 9% về khối lượng và tăng 2,7% về kim ngạch so với tháng 10/2018, đạt 395.574 tấn, tương đương 192,41 triệu USD. So với cùng tháng năm ngoái cũng tăng 5,6% về lượng và tăng 6,9% về kim ngạch.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều nhẩt các loại gạo của Việt Nam, chiếm trên 23% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, đạt 1,31 triệu tấn, trị giá 670,28 triệu USD, giảm mạnh 39,8% về lượng và giảm 31% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu tăng 14,5%, đạt 513 USD/tấn. Riêng trong tháng 11/2018 xuất khẩu gạo sang thị trường này giảm mạnh 35,5% về lượng và giảm 37,9% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt 70.979 tấn, tương đương 34,54 triệu USD.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia được đặc biệt chú ý với mức tăng đột biến gấp 48,7 lần về lượng và tăng gấp 64,4 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 772.098 tấn, tương đương 362,45 triệu USD, chiếm 13,7% trong tổng lượng và chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Giá xuất khẩu cũng tăng mạnh 32,2%, đạt trung bình 469,4 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines trong tháng 11/2018 tăng rất mạnh 146,9% về lượng và tăng 151,6% về kim ngạch so với tháng trước đó, đạt 83.585 tấn, tương đương 35,59 triệu USD; nâng tổng khối lượng 11 tháng đầu năm lên 772.012 tân, tương đương 348,18 triệu USD, chiếm 13,7% trong tổng lượng và chiếm 12,3% trong tổng kim ngạch, tăng 52,4% về lượng và tăng 72,8% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu tăng 13,4%, đạt 451USD/tấn.
Trong 11 tháng đầu năm, các thị trường xuất khẩu đáng chú ý về mức tăng mạnh trên 100% cả về lượng và kim ngạch gồm có: Ba Lan tăng 431,7% về lượng và tăng 494% về kim ngạch, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 282% về lượng và tăng 308% về kim ngạch, Iraq tăng 134,3% về lượng và tăng 143,9% về kim ngạch, Pháp tăng 285,9% về lượng và tăng 205,8% về kim ngạch.
Ngược lại, các thị trường xuất khẩu gạo sụt giảm mạnh là: Bangladesh giảm trên 91% cả về lượng và kim ngạch; Chi Lê giảm 89,8% về lượng và giảm 80,3% về kim ngạch; Bỉ giảm 82% về lượng và giảm 75% về kim ngạch; Senegal giảm 77,4% về lượng và giảm 72,4% về kim ngạch; Ukraine giảm 78,7% về lượng và giảm 70,3% về kim ngạch.
Thách thức đối với xuất khẩu gạo sang Trung Quốc năm 2019
Theo đánh giá của ông Đào Việt Anh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, gạo là một trong những mặt hàng đầy tiềm năng khi xuất khẩu sang Trung Quốc, trong ba năm trở lại đây nổi lên là khu vực tiêu thụ gạo lớn.Tuy nhiên, thời gian gần đây, Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu gạo sang thị trường này. Theo đó, hạn ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc mỗi năm khoảng 5,32 triệu tấn và duy trì 10 năm nay. Trong số 5,32 triệu tấn này chia làm đôi 2,66 triệu tấn cho khối nhà nước; còn lại 2,66 triệu tấn cho khối tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài.
Ba năm gần đây, trung bình Việt Nam xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn nhưng năm 2018, xuất khẩu giảm. Trước đây, Trung Quốc còn khá dễ tính trong việc kiểm soát gạo nhập khẩu, giai đoạn 2014 - 2015, có những lúc một số doanh nghiệp còn xuất khẩu gạo qua đường biên mậu. Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc nhận thấy nếu nhập khẩu gạo qua đường biên mậu thì nguy cơ sẽ hạn ngạch sẽ bị phá vỡ. Cuối cùng, Trung Quốc siết chặt việc nhập khẩu qua đường này khiến hàng loạt lô hàng gạo với số lượng lên tới hàng chục nghìn tấn bị tắc lại tại các cửa khẩu.
Số lượng doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm dần. Trước đây, toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc nhưng sau đó Bộ Công Thương quy hoạch lại chỉ còn 159 doanh nghiệp. Tuy nhiên, phía Trung Quốc muốn chủ động trong việc kiểm soát nhập khẩu gạo, do vậy, Trung Quốc yêu cầu họ mới chính là đơn vị cấp phép cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Năm 2016, sau đợt thanh tra của đoàn Trung Quốc, số lượng doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc từ 159 giảm xuống chỉ còn 22.
Khó khăn nối tiếp khó khăn, Trung Quốc cấp phép cho 22 doanh nghiệp này không đồng nghĩa với việc họ không tăng cường công tác hậu kiểm. Đầu năm nay, ba trong số 22 doanh nghiệp bị Trung Quốc từ chối nhập khẩu gạo do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Phía Trung Quốc cho biết họ đã theo dõi ba doanh nghiệp này một thời gian dài và đã phát hiện nhiều vi phạm. Hiện nay Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang nỗ lực giúp ba doanh nghiệp khôi phục lại xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là một trong những nguyên nhân lớn khiến xuất khẩu gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giảm sút.
Đại diện Tham tán Việt Nam tại thị trường Trung Quốc cho biết một khó khăn khác đó là Việt Nam chưa có thương hiệu gạo lớn. Tại các siêu thị lớn, nhiều thương hiệu gạo lớn của Thái Lan, Campuchia, Myanmar đã bắt đầu xuất hiện trên các kệ với các loại gạo thơm, giá trị cao, đủ sức cạnh tranh với gạo thơm của Việt Nam. Nếu trường hợp Việt Nam xuất khẩu gạo cao cấp, chúng ta nên bán tại các thành phố lớn. Đối với gạo nguyên liệu nên bán sang các vùng Tây Nam. Đặc biệt, tại đây có nhu cầu cao về gạo nếp để sản xuất rượu. Tuy nhiên, năm nay, Trung Quốc giảm nhập khẩu gạo nếp Việt Nam do tác động của lệnh thuế nhập khẩu 50% khiến giá mặt hàng này tăng cao.
Trung Quốc vẫn nhập khẩu nhiều nhất gạo nếp của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm với khối lượng 526.140 tấn, nhưng so với cùng kì năm 2017 giảm mạnh 48% do tồn kho gạo nếp của Trung Quốc còn nhiều và giá gạo cao khiến nước này giảm mua vào. Tương tự, lượng gạo trắng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng giảm đến 60% so với cùng kì. Ngược lại, lượng gạo thơm, gạo đồ xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 33% và 68%. Lượng gạo giống Nhật xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng tới 382%. Dự báo xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tích cực hơn trong thời gian tới, do Trung Quốc tăng cường nhập khẩu gạo nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp lễ Tết cuối năm.

Xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2018

Thị trường

11T/2018

+/- so với cùng kỳ

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

5.637.412

2.833.975.400

3,23

15,1

Trung Quốc

1.306.530

670.279.117

-39,78

-31,09

Indonesia

772.098

362.447.017

4,771,28

6,340,28

Philippines

772.012

348.184.371

52,39

72,83

Malaysia

470.512

213.988.504

-6,57

7,92

Ghana

359.820

207.392.177

-2,17

4,39

Iraq

300.000

168.660.000

134,31

143,88

Bờ Biển Ngà

225.179

129.597.279

8,49

40,49

Hồng Kông (TQ)

79.573

45.178.292

56,59

70,28

Singapore

77.499

43.441.151

-18,63

-8,72

U.A.E

43.320

23.767.003

16,88

23,2

Mỹ

17.772

11.227.601

-14,87

-1,74

Bangladesh

20.025

8.667.623

-91,34

-91,13

Đài Loan (TQ)

16.892

8.401.088

-41,46

-34,16

Australia

9.773

6.502.939

-0,48

15,97

Algeria

11.550

5.199.868

-71,07

-66,97

Nga

8.814

4.001.559

-59,21

-52,31

Thổ Nhĩ Kỳ

4.867

2.797.903

282,03

308,16

Angola

4.415

2.518.488

-71,18

-57,28

Senegal

5.641

2.256.433

-77,4

-72,42

Ba Lan

3.589

2.090.657

431,7

494,11

Nam Phi

3.680

2.068.753

-39,02

-26,04

Hà Lan

3.586

1.981.600

0,5

21,41

Brunei

4.318

1.907.013

-72,41

-69,88

Ukraine

1.170

705.297

-78,74

-70,28

Pháp

818

603.816

285,85

205,79

Tây Ban Nha

838

434.560

-3,01

12,05

Chile

437

337.243

-89,75

-80,26

Bỉ

521

304.734

-82,08

-75,02

 (Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)

 

Nguồn:Vinanet