menu search
Đóng menu
Đóng

4 kịch bản của quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong năm 2019

08:40 14/02/2019

Vinanet -Tại hội thảo về diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2018 và dự báo 2019 do Viện Kinh tế Tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức mới đây tại Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng thuộc Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã đưa ra những dự báo về quan hệ thương mại giữa 2 nước trong năm 2019.

Tại hội thảo về diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2018 và dự báo 2019 do Viện Kinh tế Tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức mới đây tại Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng thuộc Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã đưa ra những dự báo về quan hệ thương mại giữa 2 nước trong năm 2019.
Tại hội thảo về diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2018 và dự báo 2019 do Viện Kinh tế Tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức mới đây tại Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng thuộc Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã đưa ra những dự báo về quan hệ thương mại giữa 2 nước trong năm 2019.
Tại hội thảo về diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2018 và dự báo 2019 do Viện Kinh tế Tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức mới đây tại Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng thuộc Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã đưa ra những dự báo về quan hệ thương mại giữa 2 nước trong năm 2019.
4 kich ban cua quan he thuong mai viet nam hoa ky trong nam 2019
Diễn đàn thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh tháng 12/2018

Những kịch bản này được xây dựng trên cơ sở nhận định cho rằng, năm 2019 có thể là năm của những thay đổi quan trọng, thậm chí là có những sự thay đổi về chất lượng trong đó có khả năng Hoa Kỳ sẽ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam sau thời điểm 1/7/2019.

Kịch bản thứ nhất là Việt Nam chủ động đề xuất với phía Hoa Kỳ đàm phán lại Hiệp định thương mại song phương, giống như Hoa Kỳ đã làm với Hàn Quốc và Nhật Bản theo hướng song phương song mức độ cân bằng thương mại khó khăn. Trên cơ sở đó Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam, đổi lại Việt Nam phải có động thái bảo hộ chặt chẽ các tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ nhất là về phim, ảnh, ca nhạc công trình khoa học, bản quyền phần mềm.
Kịch bản tiếp theo là nâng cấp hiệp định thương mại cũ được ký năm 2001 lên một phiên bản mới, tiến hành ký kết và bảo đảm tính đặc thù với Việt Nam song vẫn tuân theo nguyên tắc hiệp định thương mại thế hệ mới nhưng không công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Kịch bản thứ ba là nếu Hoa Kỳ không đàm phán lại hiệp định thương mại mà chỉ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam và Việt Nam có thể có đề xuất xây dựng một khối hợp tác tiểu khu vực gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Singapore và có thể cả Brunei với những thỏa thuận thương mại đặc thù.
Kịch bản thứ tư là giữ nguyên hiện trạng và không có động thái nào đáng kể cho đến thời điểm thuận lợi sẽ cố gắng đưa ra các sáng kiến mới có lợi cho cả hai bên.
Nhìn nhận về thực tế xảy ra của bốn kịch bản nói trên, chuyên gia Nguyễn Thường Lạng nhìn nhận khả năng triển khai cả bốn kịch bản này là như nhau trong khi có khả năng kịch bản đầu tiên sẽ được bộc lộ cao nhất.
Theo các chuyên gia, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có những ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ với kim ngạch trên 30 tỷ USD và nhập khẩu khoảng 4 tỷ USD. Bên cạnh đó Việt Nam hiện sử dụng nhiều dịch vụ của Hoa Kỳ hay nhập khẩu dịch vụ đáng kể như giáo dục, khoa học, công nghệ, pháp lý, phần mềm… cho nên quan hệ thương mại song phương mang lại lợi ích lớn cho cả hai bên nghĩa là đôi bên cùng có lợi.
Một số chuyên gia nhìn nhận rằng, cả phía nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam cần có những chuẩn bị cẩn trọng về đề xuất chính sách để phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ sang một trạng thái mới với quy mô lớn hơn, lợi ích nhiều hơn, tương xứng với quy mô kinh tế và thương mại, đầu tư gia tăng của quan hệ song phương.
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược nghiên cứu, đầu tư và phát triển sang thị trường Hoa Kỳ trên cơ sở kết nối theo chuỗi với các doanh nghiệp và đối tác nội địa của Hoa Kỳ trên cơ sở tuân thủ luật pháp của Hoa Kỳ cũng như có phương án ráo riết để tận dụng cơ hội mở ra do Trung Quốc có thể chuyển hướng thị trường cục bộ từ thị trường Hoa Kỳ sang thị trường khác.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo, việc đa dạng hóa thị trường và đối tác vẫn cần tiếp tục được thực hiện hiệu quả để tránh quá tập trung vào thị trường Hoa Kỳ dễ gặp rủi ro bất ngờ.

Nguồn:Báo  Công thương điện tử