menu search
Đóng menu
Đóng

Chuyển đổi cơ chế điều hành kinh doanh gạo sẽ tác động tới doanh nghiệp

14:37 24/12/2009
Nhằm mục tiêu đảm bảo xuất khẩu gạo bền vững, ổn định, giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa nông dân, nhà thu mua, chế biến, xuất khẩu gạo và người tiêu dùng trong nước; đồng thời nâng cao tính cạnh tranh cho gạo xuất khẩu; nhất là khắc phục được tình trạng “được mùa rớt giá” cho nông dân, một dự thảo Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo đã và đang được Bộ Công Thưoơg xây dựng và dưa ra lấy ý kiến.

Theo thứ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Thành Biên, hiện nay trên thị trường gạo Việt Nam đã và đang xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán, nhiều thương gia, doanh nghiệp không có kho dự trữ, không có cơ sở chế biến. Khi thấy giá gạo trên thị trường dễ kiếm lời thì nhảy vào tham gia và nhanh chóng rút khỏi khi gía gạo trở lại biên độ bình thường. Hoạt động của nhiều doanh nghiệp đã làm cho thị trường biến động ngoài tầm kiểm soát và đẩy giá lên cao, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều thành phần kinh tế. Sau quá trình soạn thảo, Bộ đã lấy ý kiến của nhiều thành phần kinh tế, nhiều địa phương và nhiều doanh nghiệp hiệp hội, đa số các ý kiến gần đây nhất tại cuộc hội ở Tp.Hồ Chí Minh, là thương nhân tham gia xuất khẩu gạo cần đáp ứng một số điều kiện nhất định như phải có cơ sở xay xát, chế biến với công suất tương ứng để đảm bảo được khả năng tham gia thị trường một cách có hiệu quả. Bộ có đưa ra điều kiện nếu doanh nghiệp không có cơ sở thì có thể đi thuê kho hoặc thuê cơ sở chế biến. Thực ra, khi các nhà nhập khẩu tìm kiếm một hợp đồng có giá trị lớn, họ phải tìm hiểu năng lực không chỉ năng lực tài chính mà kể cả năng lực hàng hoá của doanh nghiệp. Nói như vậy không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn các doanh nghiệp không có kho tàng, cơ sở chế biến ngay lập tức. Vì thế, hiện nay Bộ đnag tính toán bao nhiêu doanh nghiệp sẽ tác động sau khi Nghị định này ra đời. Bộ sẽ cố gắng đảm bảo hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực từ việc chuyển đổi cơ chế điều hành kinh doanh gạo.

Những điều kiện cần có để doanh nghiệp được tham các hợp đồng tập trung của Chính phủ và các cuộc đấu thầu gạo được tổ chức trên thế giới.

Thị trường xuất khẩu gạo được chia theo 2 dạng: hợp đồng thương mại và các hợp đồng tập trung. Các hợp đồng tập trung là các hợp đồng có những cam kết lớn nhất của Chính phủ Việt Nam và chính phủ của các nước nhập khẩu gạo. Tại thị trường gạo tập trung Chính phủ giao cho các bộ, ngành và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) điều hành theo các quy định đã được công bố trong thời gian vừa qua. Ví dụ như là cơ chế tham gia điều hành thị trường gạo tập trung và phân bổ các hợp đồng tập trung do VFA đã cong bố. Các cơ chế này đã được tổ quy hoạch xuất khẩu gạo tham gia và cho ý kiến để công bố thực hiện. Bộ Công Thương đã yêu cầu VFA công khai tất cả các thông tin liên quan đến vấn đề tham gia đấu thầu, cũng như việc tổ chức thực hiện các hợp đồng tập trung khi chúng ta thắng thầu, thông tin này mọi người có thể tham khảo trên trang web của VFA.

Có một yếu tố cần lưu ý, từ năm 2011 các doanh nghiệp nước ngoài cũng được tham gia hoạt động kinh doanh, xuất khẩu gạo của Việt Nam. Điều kiện tham gia đang được xây dựng trong Dự thảo Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó Bộ sẽ điều tiết tất cả các hoạt động liên quan đến các vấn đề đăng ký hợp đồng thương mại, quy định giá sàn…

Xuất khẩu gạo đang thuận lợi

Theo VFA, trong giai đoạn 18 ngày đầu thágn 12/2009, cả nước đã xuất khẩu được 138.083 tấn gạo, FOB, trị giá 54.421 triệu USD. Như vậy, tính đến ngày 18/12/2009, tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước ước đạt trên 5,8 triệu tấn, trị giá 2,365 tỷ USD.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang trên đà thuận lợi cả về lượng và giá. Trên thị  trường châu Á tuần qua, giá gạo có xu hướng tăng vững. Giá chào bán gạo các loại của Thái Lan tuần qua tăng 24-35 USD/tấn so với tuần trước, lên 630 USD/tấn, FOB (100% tấm); 595 USD/tấn, FOB (5% tấm); 535 USD/tấn, FOB (25% tấm). Tại Việt Nam giá chào bán gạo tuần qua cũng vững ở mức cao tuần trước là 540-550 USD/tấn, FOB (5% tấm); 470-480 USD/tấn, FOB (25% tấm).

Hiện tại, nhu cầu gạo đang tăng mạnh từ Philippine. Ngày 15/12 vừa qua Cơ quan lương thực quốc gia Philippin (NFA) đã mở thầu nhập khẩu 600.000 tấn gạo 25% tấm và Việt Nam đã trúng thầu xuất khẩu toàn bộ 600.000 tấn gạo với giá 664,9 USD/tấn, CF. Có nhiều khả năng trong hai tuần cuối tháng 12/2009 NFA sẽ tiếp tục mở thầu nhập khẩu gạo.

VFA cũng cho biết, các tỉnh ĐBSCL thu hoạch xong vụ Hè Thu và hiện đang thu hoạch vụ Thu Đông và có một số tỉnh đã thu hoạch xong. Giá lúa gạo trong tuần đến ngày 18/12 giảm nhẹ so với tuần trước đó, giá lúa khoảng 5.700-5.800 đ/kg tuỳ theo chất lượng, địa phương. Giá gạo nguyên liệu loại 1 hiện khoảng 7.500-7.600 đ/kg; giá gạo nguyên liệu loại 2 khoảng 7300-7400 đ/kg tuỳ từng địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bìe hiện khoảng 8700-8800 đ/kg, gạo 25% tấm khoảng 8300-8400 đ/kg tuỳ chất lượng.

 

Nguồn:Vinanet