(Vinanet) Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nhựa năm 2012 đạt gần 2 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2011. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 1,6 tỷ USD, tăng 17,33% so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt 400 triệu USD, tăng 70% về lượng và 67% về kim ngạch.
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Campuchia là 4 thị trường chính của sản phẩm nhựa Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu nhiều nhất trong 5 năm gần đây, năm 2012 đạt 362,23 triệu USD, chiếm tỷ trọng 22,7%, tăng 23,32% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường lớn thứ 2 là Hoa Kỳ đạt 168,37 triệu USD, chiếm 10,55%, tăng 28,94%; tiếp đến Đức 107,83 triệu USD, chiếm 6,76%, tăng 5,55%; Campuchia 107,7 triệu USD, chiếm 6,75%, tăng 31,93% so với cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2012
ĐVT: USD
Thị trường
|
T12/2012
|
12T/2012
|
% tăng, giảm KN T12/2012 so với T12/2011
|
% tăng, giảm KN năm 2012 so với cùng kỳ
|
Tổng cộng
|
144.310.114
|
1.595.541.575
|
+2,37
|
+17,33
|
Nhật Bản
|
30.756.046
|
362.230.807
|
+0,14
|
+23,32
|
Hoa Kỳ
|
16.596.808
|
168.367.665
|
+14,34
|
+28,94
|
Đức
|
11.868.558
|
107.831.715
|
+8,35
|
+5,55
|
Campuchia
|
13.507.003
|
107.698.699
|
+54,16
|
+31,93
|
Hà Lan
|
8.587.522
|
88.420.613
|
-8,40
|
+5,67
|
Anh
|
7.485.073
|
86.199.772
|
-15,66
|
+9,76
|
Indonesia
|
5.392.909
|
72.184.580
|
+45,25
|
+30,85
|
Thái Lan
|
2.870.021
|
55.706.913
|
-52,00
|
+37,44
|
Malaysia
|
3.278.919
|
45.113.373
|
-1,28
|
+22,00
|
Philippines
|
3.071.563
|
38.161.598
|
+19,25
|
+0,92
|
Pháp
|
2.927.992
|
32.213.565
|
-31,27
|
-0,52
|
Australia
|
2.931.285
|
31.577.813
|
-14,43
|
+2,25
|
Hàn Quốc
|
2.696.896
|
31.519.976
|
+12,02
|
+7,65
|
Đài Loan
|
2.668.634
|
30.274.788
|
+7,66
|
-12,63
|
Trung Quốc
|
1.980.273
|
24.987.824
|
+18,79
|
+25,37
|
Singapore
|
1.969.676
|
24.078.527
|
-2,39
|
+36,82
|
Canada
|
1.483.979
|
17.977.865
|
+9,61
|
+27,96
|
Italia
|
1.698.816
|
15.851.252
|
+4,08
|
-10,13
|
Bỉ
|
1.723.830
|
15.420.023
|
+6,95
|
+15,79
|
Ba Lan
|
1.471.990
|
15.172.999
|
+22,76
|
-2,07
|
Thuỵ Điển
|
1.522.200
|
14.997.828
|
+15,87
|
+6,99
|
Ấn Độ
|
953.213
|
12.435.977
|
-14,67
|
+16,03
|
Hồng Kông
|
1.132.600
|
12.277.537
|
+5,30
|
+9,04
|
Đan Mạch
|
739.308
|
10.927.599
|
-7,44
|
+16,71
|
Nga
|
1.160.286
|
10.374.328
|
-12,71
|
+4,05
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
773.573
|
9.095.673
|
+16,52
|
+61,33
|
Tây Ban Nha
|
967.302
|
8.937.407
|
+24,44
|
-20,00
|
Phần Lan
|
783.479
|
6.974.804
|
-6,46
|
+15,07
|
Mexico
|
406.797
|
6.291.162
|
+123,93
|
+152,86
|
Thuỵ Sĩ
|
591.408
|
5.611.335
|
-31,09
|
+0,13
|
Mianma
|
452.848
|
4.719.850
|
-27,85
|
-6,90
|
Ucraina
|
223.751
|
4.041.562
|
-63,16
|
-5,29
|
Nauy
|
444.308
|
3.394.501
|
+6,93
|
+11,83
|
Hungari
|
102.243
|
322.944
|
+351,38
|
+96,09
|
Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu sản phẩm nhựa: Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, thời điểm này các doanh nghiệp nhựa nước ta đang có cơ hội, ưu thế để xuất khẩu sản phẩm nhựa vào các thị trường khó tính vì hàng Trung Quốc đang bị các nước tẩy chay sau hàng loạt thông tin chủng loại nhựa của nước này có chưa chất độc hại. Ngày nay, nhiều siêu thị ở Mỹ, Châu Âu đã bày bán sản phẩm nhựa của Việt Nam sản xuất, trong khi một năm trước, đa số là hàng Trung Quốc. Thị trường Campuchia 10 năm trước bị hàng nhựa của Thái Lan chiếm lĩnh này hàng Việt Nam cũng đã đẩy lùi sản phẩm của người Thái.
Ngoài ra, các thị trường nhập khẩu các sản phẩm bao bì, đồ gia dụng của Việt Nam lớn là các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Đức…Hiện nay, xu hướng chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam của các nhà nhập khẩu Nhật đang tăng mạnh.
Ngành nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn.
Trong quy hoạch ngành nhựa đến năm 2020 cũng tính đến chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật.
Ngành nhựa đang được khuyến khích sử dụng và sản xuất nhựa tái sinh, quy định những sản phẩm nhựa nào đã qua sử dụng, đươc tái sinh, cập nhật những thành tựu của thế giới về các loại vật liệu có khả năng tự phân hủy, các loại nhựa sinh học, nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường như các loại bao bì trên cơ sở tinh bột hoặc màng từ polyninylacol.
Hiện nay, nhu cầu sản phẩm nhựa trên toàn thế giới đang tăng mạnh, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á, dự kiến đạt 100 tỷ USD mỗi năm. Để nắm bắt được cơ hội này, ngành nhựa trong nước phải cải tiến tốt hơn nữa để cạnh tranh được các sản phẩm nhựa từ Trung Quốc và Ấn Độ. Tại thị trường Châu Âu, nhu cầu sản phẩm nhựa của Việt Nam, đặc biệt là ống dẫn luôn ở mức cao. Ước tính khối này sẽ tiêu thụ 275 triệu USD trong năm nay cho các sản phẩm nhựa, tăng 36.5% so với năm ngoái.
Dự báo năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa sẽ có mức tăng trưởng trung bình từ 11-13,5% so với năm 2012, đạt 2,2 tỷ USD. Ngành nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn.
Trong quy hoạch đến năm 2020, ngành nhựa đã tính đến việc chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật.
Nguồn:Vinanet