menu search
Đóng menu
Đóng

Giá thép nhập khẩu tháng 9/2012 giảm 2,7%

10:06 05/11/2012

Số liệu từ TCHQ, được biết 9 tháng năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu 5,5 triệu tấn sắt thép các loại, với kim ngạch 4,4 tỷ USD, tăng 3% về lượng nhưng giảm 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 9/2012 đã nhập khẩu 609,7 nghìn tấn sắt thép , trị giá 451,1 triệu USD, tăng 7,9% về lượng nhưng giảm 1,5% về trị giá so với tháng liền kề trước đó.
 
 


Dẫn số liệu từ TCHQ, được biết 9 tháng năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu 5,5 triệu tấn sắt thép các loại, với kim ngạch 4,4 tỷ USD, tăng 3% về lượng nhưng giảm 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 9/2012 đã nhập khẩu 609,7 nghìn tấn sắt thép , trị giá 451,1 triệu USD, tăng 7,9% về lượng nhưng giảm 1,5% về trị giá so với tháng liền kề trước đó.

Giá sắt thép nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 9/2012 giảm 2,7% so với tháng 8/2012 và giảm tới 11,34% so với cùng tháng năm 2011. Giá sắt thép nhập khẩu giảm ở hầu hết các nhóm HS 4 chữ số.

Cụ thể như giá nhập khẩu nhóm hàng HS 72.08 (các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên…) giảm 3,46% so với tháng 8/2012 và giảm 14,33% so với tháng 9/2011.Trong đó, mặt hàng sắt hoặc thép có chiều dày dưới 3mm (HS 72.08.39) giảm 2,71% so với tháng trước và giảm 12,83% so với tháng 9/2011. Giá mặt hàng sắt hoặc thép có chiều dài từ 3mm đến dưới 4,75mm (HS 72.08.38) giảm 4,54% so với tháng 8/2012 và giảm 19,69% so với tháng 9/2011.

Giá nhập khẩu một số mặt hàng sắt thép nhập khẩu trong tháng 9/2012: thép chiều dày từ 3mm đến dưới 4,75mm (HS 72.08.38) từ Trung Quốc dao động quanh mức 587 USD/tấn-CIF và từ Nhật Bản trung bình ở mức 560 USD/tấn-CIF. Thép chiều dày từ 3mm đến dưới 4,75mm (HS 72.19.13) từ Trung Quốc dao động quanh mức 2.515 USD/tấn-CIF.

Về thị trường nhập khẩu, Nhật Bản Hàn Quốc và Trung Quốc là 3 thị trường cung cấp sắt thép nhiều nhất cho Việt Nam. So với tháng 8/2012 giá nhập khẩu từ 3 thị trường này tiếp tục giảm lần lượt là 0,95%, 208% và 4,31%. So với tháng 9/2011 giá nhập khẩu từ 3 thị trường trên cũng đều giảm và giảm nhiều nhất là từ thị trường Trung Quốc với 14,25%.

Số liệu của TCHQ Việt Nam cho biết, lượng sắt thép nhập khẩu từ ba thị trường trên trong 9 tháng 2012 chiếm 75,9% tổng thép nhập khẩu trong đó Trung Quốc chiếm 28,5% tỷ trọng, với 1,59 triệu tấn, kế đến là Nhật Bản với 1,54 triệu tấn, chiếm 27,6%, thứ ba là Hàn Quốc với trên 1 triệu tấn. Nếu so sánh với 9 tháng 2011, trong số ba thị trường này thì nhập khẩu sắt thép từ Hàn Quốc giảm 7,6% về lượng.

Ngoài ba thị trường chính kể trên Việt Nam còn nhập khẩu sắt thép từ các thị trường khác nữa như Nga, Malaixia, Ấn Độ, Braxin…..Nhìn chung, 9 tháng năm 2012, nhập khẩu sắt thép giảm ở hầu khắp các thị trường. Số thị trường tăng trưởng cả về lượng và kim ngạch chỉ chiếm có 37,5%.

Đáng chú ý, trong thời gian này nhập khẩu sắt thép từ thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tuy chỉ nhập 18 nghìn tấn, trị giá 12 triệu USD nhưng nếu so với cùng kỳ thì nhập khẩu từ thị trường này lại có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 6300,35% về lượng và tăng 4.716,02% về trị giá.

Thống kê thị trường nhập khẩu sắt thép các loại 9 tháng 2012

ĐVT: lượng (tấn); trị giá (USD)

 

KNNK 9T/2012

KNNK 9T/2011

% so sánh

lượng

trị giá

lượng

trị giá

Lương

trị giá

Tổng KN

5.584.932

4.487.375.494

5.307.736

4.620.399.431

5,22

-2,88

Trung Quốc

1.596.991

1.248.768.923

1.198.471

1.073.449.409

33,25

16,33

Nhật Bản

1.546.461

1.150.362.522

1.395.671

1.166.331.312

10,80

-1,37

Hàn Quốc

1.099.253

993.953.497

1.189.684

1.092.672.558

-7,60

-9,03

Đài Loan

582.571

481.532.104

591.469

548.808.417

-1,50

-12,26

Nga

312.674

204.081.716

152.593

111.591.503

104,91

82,88

Malaixia

91.147

78.797.589

279.361

199.671.967

-67,37

-60,54

Ấn Độ

68.495

62.606.474

38.066

41.158.853

79,94

52,11

Braxin

42.797

26.677.040

63.680

39.332.136

-32,79

-32,17

Oxtraylia

38.406

23.458.882

55.836

35.571.922

-31,22

-34,05

Indoneisa

34.018

34.603.698

44.736

39.306.478

-23,96

-11,96

Thái lan

28.627

39.739.921

126.858

103.500.105

-77,43

-61,60

Thổ Nhĩ Kỳ

18.049

12.071.203

282

250.647

6.300,35

4.716,02

Pháp

15.969

15.703.182

5.411

8.643.305

195,12

81,68

Hà Lan

13.949

9.458.428

5.295

4.781.441

163,44

97,82

Canada

11.077

6.738.025

11.785

6.894.278

-6,01

-2,27

Bỉ

8.848

6.228.338

17.384

12.190.628

-49,10

-48,91

Đức

8.443

17.379.543

12.727

17.612.989

-33,66

-1,33

Hoa Kỳ

7.301

7.967.826

41.913

30.177.981

-82,58

-73,60

Tây Ban Nha

6.214

6.558.169

4.864

9.012.587

27,75

-27,23

Niuzilan

6.065

3.053.083

12.219

7.159.733

-50,36

-57,36

Nam Phi

4.946

17.251.088

706

2.232.591

600,57

672,69

Singapore

4.746

8.876.354

7.438

12.488.806

-36,19

-28,93

Thụy Điển

3.391

3.932.343

2.167

2.872.261

56,48

36,91

Ucraina

3.005

2.297.904

3.445

3954214

-12,77

-41,89

Phần Lan

1.412

4.972.518

1.633

6.453.074

-13,53

-22,94

Philippin

1.276

1.063.762

2.442

2.038.206

-47,75

-47,81

Hongkong

1.154

2.119.686

1.328

2.191.536

-13,10

-3,28

Italia

962

1.141.030

1.723

2.764.795

-44,17

-58,73

Áo

911

7.312.795

118

1.620.903

672,03

351,16

Anh

460

987.711

949

1.696.109

-51,53

-41,77

Ba Lan

389

801.968

181

372.002

114,92

115,58

Đan Mạch

246

396.816

135

452.948

82,22

-12,39

Tình trạng xuất khẩu thép ở mức cao nhất trong hai năm trở lại đây của Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, đang làm trầm trọng thêm tình trạng dư cung thép trên toàn cầu, gây thiệt hại không nhỏ cho các công ty thép trên thế giới, trong đó có ViệtNam.

Thời gian qua, dư luận lo ngại trước những khó khăn của việc kiểm soát tình trạng nhập khẩu thép có chứa nguyên tố born (Bo) từ Trung Quốc.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, thép cuộn NK vào Việt Nam là loại phi 6 và phi 8, trong đó thép của Trung Quốc chiếm phần lớn. Có thời gian, các nhà NK ViệtNam lợi dụng NK thép phi 6, phi 8 cho thêm nguyên tố Bo và khai là thép hợp kim để được hưởng lợi thuế vì theo quy định loại này sẽ nằm trong nhóm các sản phẩm được xuất tự do trong khối ASEAN+ nên được miễn thuế NK. Việc nhà sản xuất cho nguyên tố Bo vào đã khiến các cơ quan quản lý “đau đầu” tìm cách ngăn chặn vì trên thực tế, thép chứa nguyên tố Bo kích thước phi 6 và phi 8 chủ yếu nhập về để sử dụng trong xây dựng nhưng lại được hưởng thuế suất ưu đãi 0%, trong khi nếu là thép xây dựng bình thường (không có nguyên tố Bo) thì phải chịu thuế NK.

Để kiểm soát sự bất thường trong khai báo C/O đối với mặt hàng thép chứa nguyên chất Bo, giữa tháng 6/2012, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố rà soát số liệu các tờ khai làm thủ tục NK thép chứa nguyên tố Bo khai báo thuế theo C/O from E trong thời gian từ 1-1 đén 31-5-2012. Qua đó, Tổng cục Hải quan tiến hành kiểm tra, rà soát , yêu cầu Hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra chặt chẽ, thu đủ chứng từ C/O theo quy định. Cho đến nay, Tổng cục Hải quan vẫn tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng thép, đặc biệt về giá tính thuế để giảm gian lận trong kê khai.

Nguồn:Vinanet