menu search
Đóng menu
Đóng

Giảm nhập siêu từ thị trường Châu Á Thái Bình Dương

15:22 19/03/2008
Quan hệ thương mại của Việt Nam với khu vực CATBD tiếp tục phát triển với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2007 đạt gần 74 tỷ USD (tăng 30,5% so với năm 2006), chiếm tỷ trọng 66,44% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu của Việt Nam từ CATBD cũng tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn, lên đến 50,06 tỷ USD (tăng 39% so với năm 2006), chiếm 79,87% tổng nhập khẩu của Việt Nam.

Nhập siêu 2 tháng đầu năm 2008 của Việt Nam lên đến 4 tỷ USD. Điểm lại thị trường nhập khẩu trong năm qua, chiếm tỷ lệ cao nhất là khu vực Châu Á Thái Bình Dương (CATBD). Theo thống kê, các mặt hàng nhập khẩu từ khu vực CATBD hầu hết là các loại cần thiết cho tiêu dùng và nguyên vật liệu cho chế biến hàng xuất khẩu sang các thị trường khác. Vì vậy, giải pháp giảm nhập siêu từ thị trường này chính là tăng xuất khẩu sang họ.

Quan hệ thương mại của Việt Nam với khu vực CATBD tiếp tục phát triển với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2007 đạt gần 74 tỷ USD (tăng 30,5% so với năm 2006), chiếm tỷ trọng 66,44% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu của Việt Nam từ CATBD cũng tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn, lên đến 50,06 tỷ USD (tăng 39% so với năm 2006), chiếm 79,87% tổng nhập khẩu của Việt Nam.

 Do đó, muốn tăng xuất khẩu sang các quốc gia này, trong năm 2008 cần có sự triển khai đồng bộ nhiều biện pháp ở cả cấp vĩ mô của Nhà nước và định hướng sản phẩm xuất khẩu.

Về mặt quản lý vĩ mô, Nhà nước nên tiếp tục tạo khung pháp lý thuận lợi cho phát triển xuất nhập khẩu (XNK). Cụ thể là sớm kết thúc đàm phán các hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc…; Bổ sung hoặc ký mới các hiệp định quá cảnh hàng hoá với Trung Quốc, phù hợp với Hiệp định vận tải qua biên giới trong khuôn khổ Chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Việt Nam cũng đang nhập siêu lớn từ Thái Lan, trong khuôn khổ đàm phán ASEAN, Nhà nước nên đề nghị Thái Lan thực hiện cam kết dỡ bỏ hàng rào thuế quan với một số mặt hàng như: tơ tằm, hàng nông sản… Bên cạnh đó, cần tích cực tháo gỡ vướng mắc để hỗ trợ DN đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường công tác XTTM, xây dựng các điểm tăng trưởng xuất khẩu tại các thị trường Việt Nam đang nhập siêu…

Về thị trường, theo Bộ Công Thương, đối với thị trường Trung Quốc, DN cần tìm bạn hàng tiêu thụ lâu dài, ổn định, tổ chức các cuộc XTTM sâu vào các tỉnh nội địa. Năm 2008, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam như: cao su, than đá, dầu thô, thuỷ sản, rau quả, giày dép, đồ gỗ… và các DN nên tiếp tục khai thác xuất khẩu các mặt hàng khác như gạo, cà phê, thủ công mỹ nghệ vào thị trường này.

Đối với thị trường Đài Loan, DN có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng: rau quả, hải sản, cao su, sản phẩm cao su, sắt thép, đồ gốm sứ, nhựa và sản phẩm nhựa, sản phẩm hoá chất, máy điện và thiết bị điện. Đặc biệt, gần 200 ngàn kiều bào và người lao động Việt Nam tại đây chính là kênh tiếp thị, mở rộng tiêu thụ hàng hoá hiệu quả thông qua việc thành lập các cửa hàng do người Việt quản lý.

Còn ở thị trường Singapore, DN nên khai thác triệt để nhu cầu đa dạng và vai trò trung chuyển hàng hoá sang các nước khác của Singapore, tập trung xuất khẩu các mặt hàng: thuỷ sản, nông sản, rau quả, dệt may, giày da, đồ gỗ, dây cáp điện, linh kiện điện tử.

Riêng thị trường Hồng Kông, DN nênkhai thác thị trường không thuế XNK này để tái xuất sang các nước Trung Quốc, EU, Mỹ, Nhật; chọn Hồng Kông làm đầu mối quảng bá xúc tiến xuất khẩu vì hàng năm Hồng Kông có hơn 300 cuộc hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội chợ quốc tế (68 hội chợ quốc tế chuyên ngành/năm) quy tụ khoảng 500 ngàn khách nước ngoài, 20 ngàn DN nước ngoài đến triển lãm.

Do tình hình chính trị Thái Lan không ổn định, nhiều nhà máy thu hẹp đầu tư, sản xuất nên nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của nước này tăng hơn trước, DN cần tận dụng cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam nhập siêu clinker từ Thái Lan về sản xuất xi măng. Vì thế muốn giảm nhập siêu từ Thái Lan, Việt Nam phải tăng sản xuất clinker trong nước.

Để hỗ trợ cho DN tăng xuất khẩu trong đó có các thị trường mà Việt Nam đang nhập siêu, Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ một nhóm các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Theo đó, các giải pháp chính sẽ được triển khai là: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng đầu tư xuất khẩu hàng công nghiệp, công nghiệp chế biến, đặc biệt tập trung vào hàng có giá trị cao, chế biến sâu…

 (DN24g)

Nguồn:Vinanet