menu search
Đóng menu
Đóng

Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm so với cùng kỳ

11:40 09/05/2013

Ba tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu trên 314 triệu USD gỗ và sản phẩm, giảm 5,22% so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 3/2013, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này chỉ đạt 113,2 triệu USD, giảm 14,43% so với tháng 3/2012 nhưng tăng 26,5% so với tháng liền kề trước đó.
 
 

(VINANET) - Ngành chế biến gỗ Việt Nam là nước xuất khẩu dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, số 2 châu Á và số 6 thế giới. Thế nhưng, nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu vẫn phải nhập khẩu. Tuy nhiên, những năm gần đây tỷ lệ gỗ nhập khẩu đã giảm dần. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu chế biến những năm trước phải nhập đến 80-90%, nhưng năm 2012 con số này chỉ còn 66%, nhưng nếu tính cả lượng gỗ dăm xuất khẩu (5 triệu tấn, tương đương 11 triệu m3), tỷ lệ này chỉ còn 20-30%. Ba tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu trên 314 triệu USD gỗ và sản phẩm, giảm 5,22% so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 3/2013, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này chỉ đạt 113,2 triệu USD, giảm 14,43% so với tháng 3/2012 nhưng tăng 26,5% so với tháng liền kề trước đó.

Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu gỗ và sản phẩm trong thời gian này là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan, Niudilan…. Trong đó Hoa Kỳ thị trường nhập khẩu chính, chiếm 13,8% tỷ trọng, với kim ngạch 43,7 triệu USD, tăng 1,48% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 3/2013 nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường này là 20,4 triệu USD, tăng 19.41% so với tháng 3/2012.

Các chủng loại gỗ được nhập về từ thị trường Hoa Kỳ trong tháng 3 là gỗ dẻ gai 378 USD/m3, gỗ dương xẻ 285 USD/m3, gỗ tần bì 330 USD/m3… với phương thức thanh toán DAT, CIF và CNF tại Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh), KNQ Cty TNHH Kho vận C. STEINWEG VN….

Tham khảo giá nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường Hoa Kỳ trong tháng 3/2013

Chủng loại
ĐVT
Đơn giá (USD)
Cảng, cửa khẩu
PTTT
Gỗ Dẻ Gai  dày 26mm x 120mm+ x 2.7-2.9m loại ABC.
m3
378

KNQ C.ty TNHH kho vận C.STEINWEG VN

DAT
Gỗ thông tròn dài 3.9m - 7.8m
m3
160
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Gỗ dư­ơng xẻ. Dày: 4/4". Dài từ 6'-12'.

m3
285
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Gỗ bồ đề xẻ 4/4(r:76.2-584.2;d:914.4-4876.8)mm

m3
301
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Gỗ xẻ: Gỗ Sồi Trắng Dày 26mm; Rộng 7,6-38cm; Dài 2,1-4,8m.

m3
310
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CNF

Gỗ Tần bì xẻ sấy 3C(Ash ), 4/4"x 3"&up x 4'-16'

m3
330
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Gỗ tròn sồi trắng. Chiều dài từ 7 inch trở lên

m3
200
Cảng Qui Nhơn (Bình Định)
CIF

Gỗ bồ đề xẻ 4/4(r:76.2-584.2;d:914.4-4876.8)mm

m3
301
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Gỗ d­ương xẻ sấy 2C, 6/4"x3"&up x 4'&up.

m3
320
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Gỗ Sồi xẻ 4/4 (4/4 White Oak 3 Common KD) NPL dùng để sản xuất sản phẩm gỗ.

m3
345
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF
Gỗ thích xẻ(4/4 # 1C WHITE 15/16" SOFT MAPLE KD)
m3
360
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Gỗ tần bì xẻ 4/4" x 4"-14" x 6'-16'. (4/4 Ash # 2Common Kd Rgh NT).

m3
380
KNQ C.ty TNHH Liên Anh
DAT

Gỗ Dẻ xẻ (Beech lumber), 4/4"x3"&up x 6'&up (Tên khoa học:Fagus sp ).

m3
297
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Gỗ d­ơng xẻ , QC: (6~16) x (6~26) x (5/4~8/4)inch

m3
309
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CIF

Gỗ Xẻ: Gỗ Sồi Trắng ( White OAK ) 4/4 3C. Dày 26 mm; Rộng 7.6 - 46; Dài 1.8 - 4.9 m. Gỗ nhóm 4.

m3
310
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CNF

Gỗ óc chó ( Walnut ) ( 25.40 mm ). dài (1.220-4.267) m.

m3
410
ICD Ph­ớc Long Thủ Đức
CIF

Tuy có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao dịch hàng hóa, nhưng Trung Quốc chỉ đứng thứ hai về kim ngạch sau Hoa Kỳ, với 35,1 triệu USD trong 3 tháng đầu năm, giảm 11,34% so với 3 tháng 2012.

Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ các thị trường khác nữa như: Cămpuchia, , Đức, Phần Lan,….

Thống kê thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm tháng 3, 3 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNNK T3/2013
KNNK 3T/2013
KNNK T3/2012
KNNK 3T/2012
% +/- KN so cùng kỳ
Tổng kim ngạch
113.282.053
314.955.957
132.383.421
332.290.228
-5,22
Hoa Kỳ
20.413.037
43.746.265
17.094.543
43.108.036
1,48
Trung Quốc
13.413.106
35.179.104
17.189.175
39.677.215
-11,34
Malaixia
5.832.847
20.064.959
9.813.820
24.358.355
-17,63
Thái Lan
6.013.400
13.930.821
8.439.585
22.100.650
-36,97
NiuZilân
4.518.714
10.027.802
4.005.070
13.489.995
-25,66
Cămpuchia
3.641.031
6.630.593
3.654.171
7.946.857
-16,56

Indonesia

1.582.854
4.176.213
2.594.046
6.720.803
-37,86
Đức
1.670.153
3.933.737
574.419
2.032.054
93,58
Phần Lan
1.562.961
3.498.480
1.221.423
2.313.973
51,19
Braxin
1.044.648
3.324.377
2.696.424
7.281.683
-54,35
Hàn Quốc
779.656
2.195.611
291.891
876.174
150,59
Đài Loan
1.016.488
2.099.265
1.008.119
1.995.659
5,19
Pháp
653.668
1.836.077
272.947
789.587
132,54
Thuỵ Điển
809.595
1.565.537
901.138
1.389.841
12,64
Italia
527.778
1.434.716
472.983
940.723
52,51
Nhật Bản
540.154
1.430.787
401.562
1.380.907
3,61
Nga
518.201
1.227.369
122.181
299.887
309,28
Oxtrâylia
579.948
903.935
410.584
1.738.695
-48,01
Canada
319.203
814.633
274.172
964.970
-15,58
Achentina
477.033
493.254
276.058
699.939
-29,53
Anh
85.589
166.532
75.248
139.858
19,07

Nam Phi

27.814
159.674
256.490
499.592
-68,04

Theo Bộ NN-PTNT , 10 năm trước, lượng khai thác gỗ rừng trồng trong nước chưa tới 400.000m³ gỗ/năm, năm 2012 là 15 triệu m­³ trong tổng nhu cầu sử dụng gỗ là 19 triệu m³. Với đà này, con số 22 triệu m³ gỗ nguyên liệu trong nước cung ứng cho nhu cầu chế biến gỗ năm 2020 là trong khả năng. Với 800.000ha cao su, chu kỳ khai thác 25 năm, năm 2020 chỉ riêng cao su có thể khai thác 5-6 triệu m³ cao su nguyên liệu. Với trên 2,5 triệu ha rừng trồng, năm 2020 cung cấp 15-16 triệu m³. Chưa kể lượng gỗ phân tán cung cấp hàng chục triệu m³. Vì vậy, năm 2014 nhà nước sẽ tạm đóng cửa rừng tự nhiên một thời gian.

Thế nhưng, thực tế không đơn giản như vậy. Miền Bắc và miền Trung là khu vực có diện tích và sản lượng gỗ rừng trồng chiếm khoảng 70% cả nước, nhưng chỉ có các cơ sở chế biến dăm mảnh, ván bóc. Vì vậy, trong lúc chỉ sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng để sản xuất 65.000 tấn bột giấy, Tổng Công ty Giấy Việt Nam lại xuất khẩu hơn 606.000 tấn dăm với giá 125 USD/tấn, nhưng khi nhập khẩu bột giấy về sản xuất lên đến 900-1.000 USD/tấn. Vùng nguyên liệu rừng trồng có thể nói là chưa thật sự gắn với ngành chế biến gỗ để xuất khẩu, tập trung ở vùng Đông Nam bộ như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… và duyên hải miền Trung như Bình Định, Phú Yên. Khi thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thế giới ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt về nguồn gốc gỗ (chứng chỉ rừng - FSC) hoặc gỗ có nguồn gốc hợp pháp như Mỹ có đạo luật Lacey, các nước EU có Fleght, nhưng gỗ trong nước chưa thể đáp ứng điều này. Diện tích rừng trồng có chứng chỉ FSC ở Việt Nam chỉ vài chục ngàn ha.

Bộ NN-PTNT cho rằng, nguồn gỗ trong nước ngày càng nhiều nhưng do khai thác sớm, nên đường kính gỗ còn nhỏ, chất lượng thấp, do đó vẫn phải phụ thuộc nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao. Đây là một nghịch lý, làm cho ngành chế biến gỗ có tính cạnh tranh thấp trên thị trường. Dù không còn phải xuất khẩu tập trung vào 1 nước để tái xuất sang nước thứ 3 như trước, nhưng khi xuất khẩu trực tiếp, hầu hết các DN chưa có mạng lưới phân phối sản phẩm ở nước ngoài, vẫn phải qua những tập đoàn bán lẻ nên bị động về thị trường. Bên cạnh gỗ nguyên liệu nhập khẩu chiếm 35%-40% giá thành, ngành công nghiệp phụ trợ chưa có, đa phần phải nhập khẩu giá cao chiếm 10%, chi phí bán hàng lớn khoảng 14% làm giảm khả năng cạnh tranh nên lợi nhuận của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chỉ còn khoàng 5% giá trị xuất khẩu.

Nguồn:Vinanet