(Vinanet) Hiện nay ngành nhựa nước ta vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhựa nhập khẩu từ nước ngoài. Kim ngạch nhập khẩu liên tục tăng theo từng tháng; tháng 5 nhập khẩu 296.150 tấn nguyên liệu nhựa, trị giá 532,89 triệu USD (tăng 23,8% về lượng và tăng 28,82% về kim ngạch so với tháng trước đó); đưa tổng lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu cả 5 tháng đầu năm lên 1,25 triệu tấn, tương đương 2,24 tỷ USD (tăng 16,5% về lượng và tăng 19,34% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái).
Trong 5 tháng đầu năm 2013, Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu nhựa chủ yếu từ các thị trường như: Hàn Quốc 480,8 triệu USD, Ả Rập Xê út 390,39 triệu USD, Đài Loan 322,92 triệu USD, Thái Lan 209,74 triệu USD, Trung Quốc 163,53 triệu USD, Nhật Bản 126,68 triệu USD, Malaysia 109,55 triệu USD, Singapore 105,08 triệu USD.
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa tháng 5/2013 tăng 28,82% về kim ngạch so với tháng 4 và tăng ở hầu hết các thị trường; trong đó đáng chú ý là nhập khẩu có sự tăng đột biến ở các thị trường nhỏ, chẳng hạn như thị trường Nam Phi mặc dù kim ngạch chỉ đạt 728.888 USD trong tháng 5, nhưng tăng rất mạnh tới 967% so với tháng 4. Bên cạnh đó còn một số thị trường tăng mạnh trên 100% như: Tây Ban Nha (+205,89%); Thuỵ Điển (+157%)Canada (+131%); Nga (+120,92%).
Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ các thị trường 5 tháng đầu năm 2013
|
|
|
% tăng, giảm KN T5/2013 so với T4/2013
|
% tăng, giảm KN 5T/2013 so với cùng kỳ
|
Tổng kim ngạch
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vương quốc Ả rập TN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Để đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu, trung bình mỗi năm ngành nhựa cần khoảng 2,2 triệu tấn nguyên liệu nhựa để sản xuất, nhưng trong nước chỉ mới đáp ứng được 450.000 tấn (tương đương 20% nhu cầu) mà chi phí nguyên vật liệu lại chiếm hơn 70% giá thành sản phẩm.
Sản xuất nhựa trong nước đang gặp khó khăn do phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, những chi phí đầu vào như: xăng, điện, nước, nguyên vật liệu… ngày càng tăng đang là gánh nặng với các doanh nghiệp ngành nhựa, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này không thuận lợi như những đơn vị lớn... Mà đặc thù của ngành hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy mà trong bối cảnh hiện nay, khó khăn nhất của doanh nghiệp ngành nhựa vẫn là vấn đề về vốn. Tuy có tốc độ tăng trưởng tốt về kim ngạch, nhưng trên thực tế, lợi nhuận thu được lại không tương xứng do chi phí đầu vào cao trong khi đầu ra không thể tăng mạnh. Do vậy, thời gian qua đã có khoảng trên 20% trong tổng số các doanh nghiệp của ngành đã phải đóng cửa do không đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất.
Từ những khó khăn trên cộng với tình hình kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, khoảng từ 11-13,5% so với năm 2012.
Tuy nhiên, trong thời gian tới ngành nhựa vẫn có tiềm năng phát triển tốt bởi tính cạnh tranh của các sản phẩm nhựa Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng nhóm sản phẩm này trên thế giới ngày càng tăng mạnh. Ngành nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn. Trong quy hoạch đến năm 2020, mục tiêu của ngành là chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật.
Nguồn:Vinanet