(VINANET) - Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ tiếp tục là điểm sáng trong năm 2013. Năm 2012, tổng thương mại hai chiều đạt 24,2 tỷ USD, sang quý I/2013, con số này đạt 6,1 tỷ USD, tăng 15,4% so với quý I/2012.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ quý I/2013 đạt 4,8 tỷ USD, tăng 16,74% so với quý I/2012, sự tăng trưởng này góp mặt những mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh như đá quý, kim loại quý và sản phẩm, tuy kim ngạch chỉ đạt 56,3 triệu USD, nhưng lại có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 246,76%; kế đến là gạo tăng 187,5%; hạt tiêu tăng 180,41%; sản phẩm hóa chất tăng 134,83% và dầu thô tăng 105,17%.
Nhìn chung, quí I/2013, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ đều tăng trưởng về kim ngạch ở hầu khắp các mặt hàng, chỉ có một số mặt hàng giảm kim ngạch đó là: hàng thủy sản giảm 6,69%; máy móc thiết bị giảm 4,88%; cà phê giảm 15,6%; hạt điều giảm 1,08%; dây điện và dây cáp điện giảm 69,10% và xơ sợi dệt các loại giảm 7,70%.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tháng 3, 3 tháng năm 2013
ĐVT: USD
|
KNXK T3/2013
|
KNXK 3T/2013
|
KNXK 3T2012
|
% +/- KN so cùng kỳ
|
Tổng KN
|
1.760.064.955
|
4.896.399.384
|
4.194.111.268
|
16,74
|
hàng dệt, may
|
647.218.713
|
1.891.297.604
|
1.677.676.447
|
12,73
|
giày dép các loại
|
187.251.022
|
545.246.748
|
439.578.760
|
24,04
|
gỗ và sản phẩm gỗ
|
150.066.118
|
394.374.600
|
363.787.777
|
8,41
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
107.886.973
|
265.942.874
|
194.144.133
|
36,98
|
Hàng thủy sản
|
84.737.351
|
227.579.288
|
243.905.043
|
-6,69
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
77.287.143
|
199.921.508
|
210.173.605
|
-4,88
|
phương tiện vận tải và phụ tùng
|
60.169.568
|
154.493.142
|
101.096.984
|
52,82
|
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
60.805.517
|
153.237.032
|
121.794.859
|
25,82
|
dầu thô
|
24.995.263
|
132.027.595
|
64.351.642
|
105,17
|
cà phê
|
42.269.558
|
118.504.788
|
140.403.987
|
-15,60
|
sản phẩm từ sắt thép
|
36.574.453
|
100.212.288
|
98.363.278
|
1,88
|
hạt điều
|
28.955.611
|
65.927.106
|
66.644.345
|
-1,08
|
đá quý, kim loại và sản phẩm
|
21.127.760
|
56.377.662
|
16.258.260
|
246,76
|
điện thoại các loại và linh kiện
|
33.218.647
|
55.149.572
|
36.630.837
|
50,56
|
hạt tiêu
|
22.317.091
|
52.141.578
|
18.594.526
|
180,41
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
15.814.008
|
41.418.349
|
36.655.931
|
12,99
|
kim loại thường khác và sản phẩm
|
10.467.104
|
25.746.362
|
15.414.908
|
67,02
|
cao su
|
4.861.157
|
18.114.319
|
17.002.705
|
6,54
|
sản phẩm gốm, sứ
|
3.966.830
|
14.250.055
|
12.538.814
|
13,65
|
giấy và các sản phẩm từ giấy
|
5.391.696
|
13.195.035
|
13.170.188
|
0,19
|
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
|
4.239.410
|
11.959.528
|
10.078.009
|
18,67
|
Hàng rau quả
|
4.421.568
|
11.816.830
|
7.093.701
|
66,58
|
sản phẩm từ cao su
|
4.489.392
|
10.734.384
|
10.602.469
|
1,24
|
dây điện và dây cáp điện
|
4.824.805
|
10.627.372
|
34.397.512
|
-69,10
|
xăng dầu các loại
|
1.809.056
|
9.858.800
|
5.586.472
|
76,48
|
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
|
3.454.570
|
9.704.964
|
8.927.049
|
8,71
|
gạo
|
6.357.223
|
9.171.240
|
3.189.991
|
187,50
|
xơ,sợi dệt các loại
|
2.385.559
|
8.614.142
|
9.332.475
|
-7,70
|
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
2.871.148
|
7.085.217
|
6.079.906
|
16,53
|
sản phẩm hóa chất
|
1.942.855
|
5.034.013
|
2.143.723
|
134,83
|
sắt thép các loại
|
1.358.122
|
3.418.631
|
2.192.046
|
55,96
|
chè
|
798.662
|
2.633.189
|
1.537.797
|
71,23
|
hóa chất
|
248.721
|
2.454.997
|
2.005.165
|
22,43
|
máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
|
|
|
848.626
|
|
Ngoài ra, Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ các mặt hàng như: thức ăn gia súc và nguyên liệu, bông, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện…
Được biết, vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "Cơ hội xuất khẩu sang Hoa Kỳ và những yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, dược phẩm đối với hàng nhập khẩu” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức.
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe ông David Lennarz, nguyên chuyên gia kỹ thuật Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) giới thiệu về các quy định của Hoa Kỳ trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, an toàn thực phẩm bảo vệ người tiêu dùng của FDA; đồng thời, giới thiệu về Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm của FDA, những thay đổi chủ yếu của Luật trước đây và ảnh hưởng của luật tới việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ giúp các doanh nghiệp của Việt Nam rút ngắn thời gian làm thủ tục nhập khẩu, đăng ký giấy phép đồng thời tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
Theo ông, muốn xuất vào Hoa Kỳ, mỗi doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu đều phải đăng ký với FDA một mã số xác định và FDA kiểm tra, quản lý an toàn thực phẩm, dược phẩm của các doanh nghiệp thông qua mã số này. Hiện, trên toàn thế giới có khoảng 420.000 cơ sở đăng ký mã số với FDA, với 50% các cơ sở ở ngoài Hoa Kỳ. Năm 2012, Việt Nam đã có tới 6.594 cơ sở đã đăng ký mã số này.
Một trong các lỗi của doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ là quy cách ghi nhãn thực phẩm và nguyên liệu chưa tuân thủ theo đúng luật mà FDA quy định. Cụ thể như quy cách ghi nhãn hàng không chính xác, nguyên liệu không được chấp nhận, câu cảnh báo sức khỏe không cho phép, sao chép nhãn sai của đơn vị khác…
Vì vậy, ông David Lennarz khuyến cáo: trong việc ghi nhãn mác trên sản phẩm, các doanh nghiệp cần hết sức chú ý tới vấn đề cần ghi rõ ràng trên nhãn đầy đủ các thông tin về khẩu phần, danh sách nguyên liệu, những chất béo chuyển vị và chất gây dị ứng có trong sản phẩm, thông tin nhà sản xuất cũng như quốc gia xuất xứ của sản phẩm…
Phó cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương cũng cho biết: Từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ và nhất là sau khi hai nước ký hiệp định thương mại song phương (BTA), quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển rất nhanh cả về quy mô, tốc độ. Hoa Kỳ trở thành thị trường hàng đầu về xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh thành công đã bộc lộ những hạn chế nhất định, trong đó có nguyên nhân do các doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận toàn diện, chưa hiểu biết cặn kẽ những quy định an toàn thực phẩm, dược phẩm khi nhập khẩu cũng như các thủ tục vào thị trường này. Vì vậy, để tăng cường xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ các mặt hàng nói trên, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nhanh chóng khắc phục những điểm yếu trên...
Nguồn:Vinanet