menu search
Đóng menu
Đóng

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm tiếp tục tăng trưởng

15:02 07/05/2013

Tiếp tục đà tăng trưởng, quý đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm tăng 13,73% so với cùng kỳ năm 2012, tính riêng tháng 3/2013 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 432,1 triệu USD, tăng 73,6% so với tháng liền kề trước đó và tăng 2,55% so với tháng 3/2012.
 
 

(VINANET) - Năm 2012 xuất khẩu đồ gỗ, lâm sản của Việt Nam đạt kim ngạch 4,67 tỷ USD tăng 15,3% so với cùng kỳ và tăng gần 200% so với năm 2007, là một trong những lĩnh vực có tỷ lệ xuất siêu cao so với cả nước (khoảng 3 tỷ USD, tương ứng 65%). Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới và thứ 2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Tiếp tục đà tăng trưởng, quý đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm tăng 13,73% so với cùng kỳ năm 2012, tính riêng tháng 3/2013 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 432,1 triệu USD, tăng 73,6% so với tháng liền kề trước đó và tăng 2,55% so với tháng 3/2012.

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản,EU tiếp tục là những thị trường chính xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam trong thời gian này.

Đứng đầu về kim ngạch là thị trường Hoa Kỳ, chiếm 33,7% thị phần, tương đương với 394,3 triệu USD, tăng 8,41% so với 3 tháng năm 2012, tính riêng tháng 3/2013, xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang Hoa Kỳ đạt 150 triệu USD, tăng 1,09% so với tháng 3/2012.

Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, Trung Quốc thị trường đứng thứ hai về kim ngạch sau Hoa Kỳ đạt 185,9 triệu USD, tăng 22,65% so với cùng kỳ, nhưng tính riêng tháng 3/2013, thì kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang thị trường này lại giảm 52,68% so với tháng 3/2012.

Đáng chú ý, trong quý đầu năm nay, tuy kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang thị trường Cămpuchia chỉ đạt 2,2 triệu USD, nhưng lại có sự tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm trước, tăng 371,1%.

Dự báo, năm 2013 xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ có tăng trưởng khoảng 10%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 5,5 tỷ USD, trong đó Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc vẫn là những thị trường có mức tăng trưởng cao, ở những thị trường này, ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã có những hợp đồng tới giữa năm.

Thống kê thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm tháng 3, 3 tháng 2013

ĐVT: USD      
 
KNXK T3/2013
KNXK 3T/2013
KNXK T3/2012
KNXK 3T/2012
% +/- KN so T3/2012
% +/- KN so cùng kỳ
tổng KN
432.101.608
1.168.647.590
421.351.828
1.027.536.342
2,55
13,73
HoaKỳ
150.066.118
394.374.600
148.441.931
363.787.777
1,09
8,41
Trung Quốc
35.531.134
185.914.895
75.086.539
151.586.210
-52,68
22,65
Nhật Bản
65.033.441
174.630.634
55.114.268
149.122.434
18,00
17,11
Hàn Quốc
29.474.147
71.640.178
24.543.767
55.564.437
20,09
28,93
Anh
21.919.100
55.924.711
19.523.464
47.288.688
12,27
18,26
Đức
9.362.869
33.571.954
12.300.821
37.459.907
-23,88
-10,38
Pháp
6.617.466
28.215.238
9.120.095
26.924.062
-27,44
4,80

Canada

9.647.561
26.305.462
10.048.347
24.005.900
-3,99
9,58
Oxtrâylia
8.034.915
22.926.081
7.760.086
21.856.538
3,54
4,89
hongkong
7.597.194
18.252.099
4.569.679
9.357.713
66,25
95,05
HàLan
6.018.996
17.627.027
6.018.577
16.063.229
0,01
9,74
Đài Loan
5.386.936
13.189.243
4.675.075
13.879.424
15,23
-4,97
ẤnĐộ
4.317.773
12.116.315
3.055.707
7.036.470
41,30
72,19
Italia
3.600.728
11.668.043
4.004.709
12.012.356
-10,09
-2,87
Xingapo
6.849.217
11.031.301
3.236.911
4.673.911
111,60
136,02
Bỉ
3.497.100
9.422.829
4.422.763
11.753.717
-20,93
-19,83
Thuỵ Điển
2.862.005
9.379.454
2.870.908
8.089.009
-0,31
15,95
Malaixia
2.713.902
5.645.309
2.754.513
5.589.575
-1,47
1,00
Tây Ban Nha
1.535.507
4.586.581
1.798.518
5.738.324
-14,62
-20,07
Đan Mạch
1.070.035
4.427.612
1.854.252
4.121.322
-42,29
7,43
Thổ Nhĩ Kỳ
1.514.142
4.327.579
989.135
2.985.228
53,08
44,97
Ba Lan
760.947
3.786.088
1.206.563
4.009.737
-36,93
-5,58
Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất
1.269.507
3.415.363
711.726
2.439.260
78,37
40,02
A rập Xêut
1.315.484
3.110.788
912.706
2.208.181
44,13
40,88
Nauy
1.030.050
2.957.594
792.334
1.864.764
30,00
58,60
Cămpuchia
1.225.157
2.265.487
150.610
480.890
713,46
371,10
TháiLan
693.545
2.081.121
500.294
1.177.300
38,63
76,77
Nga
737.197
2.040.332
898.141
2.276.445
-17,92
-10,37
Thuỵ Sỹ
420.049
1.972.195
245.586
1.465.283
71,04
34,59
Phần Lan
394.574
1.690.538
515.221
1.624.108
-23,42
4,09

Nam Phi

707.546
1.506.596
240.136
921.604
194,64
63,48
Hy Lạp
400.556
1.358.011
516.966
1.518.087
-22,52
-10,54
Áo
378.361
1.225.725
1.155.390
3.395.212
-67,25
-63,90
Séc
314.753
1.069.616
336.931
885.423
-6,58
20,80
Bồ Đào Nha
215.660
792.352
112.355
585.307
91,95
35,37
Hungari
193.038
441.015
409.730
1.897.442
-52,89
-76,76
Mêhicô
105.968
399.863
334.008
951.820
-68,27
-57,99
Ucraina
54.808
231.855
36.823
344.143
48,84
-32,63

Trong điều kiện kinh tế thế giới đang còn nhiều khó khăn, hoạt động xuất khẩu ngày càng tăng, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều xu hướng, rào cản ở các thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Quy chế 995/2010 của Liên minh châu Âu (EU) về kế hoạch hành động thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản - gọi tắt là FLEGT chính thức có hiệu lực từ ngày 3/3/2013. Quy định cấm nhập khẩu gỗ, các sản phẩm gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp vào thị trường EU và yêu cầu các nhà kinh doanh cung cấp gỗ lần đầu tiên vào thị trường này phải thực hiện trách nhiệm giải trình.

Yêu cầu này đã buộc các doanh nghiệp kinh doanh gỗ Việt Nam phải cải thiện quy trình kinh doanh sản xuất để có những thích ứng kịp thời. Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm FSC - CoC là cơ sở giúp người tiêu dùng xác định được sản phẩm gỗ có nguồn gốc rừng được quản lý tốt, an toàn, tuân thủ nghiêm ngặt về môi trường và xã hội.

Chứng nhận FSC - CoC không hoàn toàn là có thể đáp ứng được 100% yêu cầu của quy chế FLEGT; nhưng chứng chỉ FSC - CoC là tiền đề quan trọng, tạo ra lợi thế rất lớn để các đơn vị dễ dàng vượt qua các cuộc sát hạch của Châu Âu và các thị trường khác trong thời gian tới.

Trước những khó khăn xuất hiện tại các thị trường nhập khẩu gỗ truyền thống như Hoa Kỳ, EU…, trong năm qua, nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam đã thử tìm kiếm các thị trường mới. Kết quả của việc tìm kiếm thị trường mới không hề dễ dàng, lại tốn nhiều chi phí. Một số thị trường mới như Trung Đông hay Bắc Phi lại có những nét văn hóa rất khác biệt, khó tiếp cận trong giao thương.

Phó cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng nhu cầu gỗ và sản phẩm từ gỗ của thị trường nội địa rất lớn nhưng hiện chưa được chú trọng. Quay lại phục vụ thị trường nội địa trong giai đoạn khó khăn hiện nay mới nghe có vẻ hợp lý, song thực hiện lại không dễ dàng. Lâu nay, các doanh nghiệp gỗ chỉ tập trung nghiên cứu thị trường nước ngoài, hầu như không dành thời gian nghiên cứu về nhu cầu trong nước. Thêm vào đó, việc đầu tư cho việc thiết kế sản phẩm cũng như thiết lập hệ thống phân phối ở thị trường nội địa cũng cần một khoản chi phí không nhỏ.

Tuy nhiên, vẫn nên tập trung vào các thị trường truyền thống và tìm cách vượt qua các rào cản trước mắt. Trong giai đoạn này, việc sản xuất các sản phẩm thô vẫn phải duy trì, nhưng cần giảm dần về khối lượng. Thay vào đó, doanh nghiệp nên tập trung phát triển chế biến từ gỗ rừng trồng có đường kính nhỏ để tạo sản phẩm có giá trị, lại nâng cao được năng lực cạnh tranh.

Nguồn:Vinanet