(VINANET) Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Myanmar tháng 2/2014 sụt giảm 23,58% về kim ngạch so với tháng đầu năm, nhưng so với tháng 2/2013 thì kim ngạch lại tăng mạnh tới 92,73%, đạt 22,39 triệu USD; tính chung cả 2 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu sang Myanmar tăng 101,65% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 50,8 triệu USD.
Sản phẩm từ sắt thép là nhóm hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Myanmar. Nhóm sản phẩm này xuất khẩu trong tháng 2 mặc dù sụt giảm 34,85% so với tháng 1/2014, nhưng tăng mạnh 220,68% so với cùng tháng năm 2013; tính cả 2 tháng đầu năm sản phẩm này xuất khẩu cũng tăng mạnh 116,73% so với cùng kỳ, đạt 8,93 triệu USD, chiếm 17,58% trong tổng kim ngạch.
Ngoài sản phẩm sắt thép, còn có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 triệu USD trong 2 tháng đầu năm như: Kim loại thường 4,65 triệu USD, chiếm 9,16%; máy móc, thiết bị 4,43 triệu USD, chiếm 8,72%; sắt thép 3,18 triệu USD, chiếm 6,26%; sản phẩm nhựa 2,59 triệu USD, chiếm 5,09%; dệt may 2,29 triệu USD, chiếm 4,52%; phương tiện vận tải 1,28 triệu USD, chiếm 2,52%.
Nhìn chung, trong 2 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu hầu hết các loại hàng hóa sang Myanmar đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó các nhóm hàng tăng trên 100% về kim ngạch bao gồm: Sản phẩm từ sắt thép (tăng 116,73%, đạt 8,93 triệu USD); máy móc, thiết bị (tăng 127,46%, đạt 4,43 triệu USD); sắt thép (tăng 133,66%, đạt 3,18 triệu USD); sản phẩm nhựa (tăng 179,29%, đạt 2,59 triệu USD); sản phẩm gốm sứ (tăng 140,5%, đạt 0,86triệu USD).
Số liệu Hải quan về xuất khẩu hàng hóa sang Myanmar 2 tháng đầu năm. ĐVT: USD
Mặt hàng
|
T2/2014
|
2T/2014
|
T2/2014 so T2/2013(%)
|
2T/2014 so cùng kỳ(%)
|
Tổng kim ngạch
|
22.385.252.00
|
50.801.059.00
|
+92,73
|
+101,65
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
3.587.651.00
|
8.928.531.00
|
+220,68
|
+116,73
|
Kim loại thường và sản phẩm
|
3.864.528.00
|
4.652.462.00
|
*
|
*
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
1.758.450.00
|
4.429.516.00
|
+76,11
|
+127,46
|
Sắt thép các loại
|
1.727.475.00
|
3.178.806.00
|
+81,36
|
+133,66
|
Sản phẩm từ chất dẻo
|
1.468.156.00
|
2.587.609.00
|
+171,28
|
+179,29
|
Hàng dệt may
|
1.111.543.00
|
2.294.096.00
|
+41,64
|
+57,11
|
Phương tiện vận tải phụ tùng
|
715.558.00
|
1.281.869.00
|
-10,83
|
-27,41
|
Bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc
|
451.306.00
|
937.835.00
|
*
|
*
|
Sản phẩm gốm sứ
|
365.179.00
|
863.585.00
|
+82,37
|
+140,50
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
312.410.00
|
661.330.00
|
*
|
*
|
Hóa chất
|
68.804.00
|
134.032.00
|
-74,72
|
-50,76
|
Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu sang Myanmar: Myanmar với dân số gần 60 triệu người, nhưng sản xuất trong nước còn hạn chế mới đáp ứng 15% nhu cầu tiêu dùng, các sản phẩm tiêu dùng Myanmar phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây chính là cơ hội tốt cho các DN Việt mở rộng xuất khẩu.
Chính sức mua rất lớn, trong khi đó các ngành hàng thực phẩm chế biến, hàng gia dụng, chế biến thủy sản, thức ăn gia súc, vật tư nông nghiệp, phân bón đang là thế mạnh của các DN Việt Nam trong khu vực. Bên cạnh đó, hiện nay người dân Myanmar không chuộng những sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc. Với thuận lợi về sự tương đồng văn hóa, tôn giáo, sản phẩm Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với người dân Myanmar.
Những năm gần đây đầu tư nước ngoài tại Myanmar có xu hướng tăng nhanh, trong khi khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các doanh nghiệp nội địa còn thấp. Nguồn lao động tại Myanmar dồi dào, chi phí rẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại thị trường này.
Tuy nhiên, hiện nay, nền kinh tế Myanmar vẫn đang mang nặng cơ chế quản lí hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp, cơ chế thuế quan chưa thông thoáng và vẫn còn bao cấp giá đối với một số sản phẩm hàng hóa thiết yếu như: xăng dầu, vận tải…
Đặc biệt, chính phủ Myanmar vẫn còn thực hiện chế độ hai giá đối với người dân trong nước và ngoài nước đối với một số mặt hàng như: xăng dầu, giá điện nước sinh hoạt, giá thuê nhà, giá dịch vụ vận tải với mức chênh lệch cao gấp nhiều lần so với người dân trong nước. Chi phí thành lập doanh nghiệp khá cao.
Vì vậy, để ra nhập thị trường Myanmar thành công và phát triển lâu dài, các DN Việt phải xây dựng thị trường chuyên biệt. Cần kiên trì để xây dựng thương hiệu và đeo bám thị trường. Đồng thời, trong quá trình kinh doanh cần tìm các đối tác có uy tín, năng lực và có thiện chí hợp tác. Xây dựng hình ảnh hàng Việt Nam chất lượng cao ngay trên thị trường của Myanmar để phát triển bền vững tại thị trường tiềm năng này.
Bên cạnh đó, cần tổ chức những chương trình giao lưu thương mại giữa các hiệp hội, các đoàn DN giữa hai nước để tìm hiểu, trao đổi thị trường nhằm tìm ra những cơ hội, đối tác kinh doanh giữa hai bên. Ngoài ra, các DN Việt Nam nên kiên nhẫn đầu tư chu đáo cho thị trường này. Từ bao bì, đến thiết kế mẫu mã, quy cách. Đặc biệt tìm kênh phân phối cũng như phương pháp truyền thông phù hợp với năng lực tài chính và văn hóa địa phương. Có như vậy, hàng Việt Nam mới đứng vững và phát triển lâu dài tại thị trường Myanmar.
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet
Nguồn:Vinanet