menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu bông tăng cả lượng và trị giá

11:06 27/05/2015

Việt Nam nhập khẩu bông từ 9 thị trường trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ là nguồn cung chính, chiếm 45,2% tổng lượng bông nhập khẩu, đạt 154,6 nghìn tấn, trị giá 257,3 triệu USD, tăng 48,59% về lượng và tăng 17,27% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nhập khẩu bông từ 9 thị trường trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ là nguồn cung chính, chiếm 45,2% tổng lượng bông nhập khẩu, đạt 154,6 nghìn tấn, trị giá 257,3 triệu USD, tăng 48,59% về lượng và tăng 17,27% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

(VINANET) – Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 4/2015, Việt Nam đã nhập khẩu 101,3 nghìn tấn bông, trị giá 161,8 triệu USD, giảm 7,2% về lượng và giảm 7,8% về trị giá so với tháng 3/2015, tính chung lượng bông nhập khẩu từ đầu năm cho đến hết tháng 4 lên 341,5 nghìn tấn, trị giá 545,8 triệu USD, tăng 33,78% về lượng và tăng 8,71% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nhập khẩu bông từ 9 thị trường trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ là nguồn cung chính, chiếm 45,2% tổng lượng bông nhập khẩu, đạt 154,6 nghìn tấn, trị giá 257,3 triệu USD, tăng 48,59% về lượng và tăng 17,27% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn cung lớn thứ hai là thị trường Braxin, với 29,9 nghìn tấn, trị giá 48,4 triệu USD, tăng 302,80% về lượng và tăng 214,20% về trị giá so với cùng kỳ - đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Đứng thứ ba là thị trường Bờ Biển Ngà với lượng nhập 11,9 nghìn tấn, trị giá 18,6 triệu USD tăng 51,05% về lượng và tăng 19,9% về trị giá và cũng là thị trường có tốc độ tăng mạnh lớn thứ hai sau Braxin.

Là thị trường có vị trí địa lý thuận lợi cho vận tải hàng hóa, nhưng lượng nhập khẩu khẩu từ thị trường Trung Quốc lại ít nhất, 687 tấn, trị giá 2,7 triệu USD, giảm 9,25% về lượng nhưng tăng 4,66% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Thống kê sơ bộ từ TCHQ về thị trường nhập khẩu bông 4 tháng 2015

 Thị trường
4T/2015
4T/2014
+/- (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng KNNK
341.552
545.829.882
255.311
502.115.352
33,78
8,71
Hoa Kỳ
154.685
257.353.368
104.099
219.454.357
48,59
17,27
Braxin
29.908
48.402.676
7.425
15.405.167
302,80
214,20
Bờ biển Ngà
11.903
18.601.996
7.880
15.514.346
51,05
19,90
Pakistan
1.590
1.771.357
4.621
7.541.516
-65,59
-76,51

Indonesia

1.509
1.380.434
1.241
1.519.106
21,60
-9,13

Australia

1.355
2.731.683
2.654
5.677.358
-48,94
-51,88
Hàn Quốc
928
880.435
706
896.756
31,44
-1,82
Đài Loan
754
861.700
880
1.133.554
-14,32
-23,98
Trung Quốc
687
2.780.756
757
2.657.042
-9,25
4,66

Thông tin liên quan

Thỏa thuận hợp tác Doximex – Itochu: Tăng cường năng lực sản xuất theo chuỗi

Sáng 13/5/2015, Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân (Doximex) và Tập đoàn Itochu Nhật Bản đã ký kết Thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) và lãnh đạo Tập đoàn Itochu. Đây được coi là bước đầu hiện thực hóa Biên bản thỏa thuận khung giữa Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Itochu ký tháng 1/2015 về hợp tác trong lĩnh vực dệt nhuộm hoàn tất và nguyên phụ liệu tại Việt Nam.

Itochu là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Nhật Bản, có trên 4.200 nhân viên, vốn điều lệ 2 tỷ USD và có mặt tại 139 quốc gia trên thế giới. Itochu hiện hợp tác với khoảng 100 công ty dệt may của Việt Nam, kinh doanh nhiều mặt hàng, từ nguyên liệu thô đến hàng thời trang... Vừa là cổ đông vừa là bạn hàng lâu năm của Vinatex, Tập đoàn đánh giá Itochu là một trong những đối tác quan trọng và mang tính chiến lược trong chuỗi cung ứng mà Tập đoàn đang triển khai.

Phía Doximex cũng cho biết, tăng cường hợp tác với Itochu nằm trong chiến lược phát triển của công ty giai đoạn 2015-2020 hướng đến mục tiêu doanh thu đạt 50 triệu đôla vào năm 2017. Với sự hỗ trợ của Itochu cùng với kinh nghiệm 26 năm làm việc với đối tác Nhật Bản, Đông Xuân tự tin có thể cung cấp nguồn lực sản xuất cho Itochu lên đến 15 triệu sản phẩm/năm với chất lượng cao, chinh phục thị trường Nhật Bản và các thị trường khác.

Nhập khẩu bông của Trung Quốc sẽ tăng do Tân Cương giảm sản lượng

Một chuyên gia bông của Trung Quốc dự đoán rằng các nhà sản xuất dệt may của Trung Quốc sẽ buộc phải nhập khẩu nhiều bông hơn sau khi tỉnh Tân Cương quyết định giảm tổng diện tích trồng bông trong năm 2015.

Thông cáo từ Phòng Nông nghiệp khu tự trị Ngô Duy Nhĩ tỉnh Tân Cương nói rằng họ muốn giảm tổng diện tích trồng bông của khu vực Tây Bắc Trung Quốc này xuống còn 300 hecta, giảm 17,5% s với năm 2014.

Ye Wuwei, là người tư vấn về chính sách bông cho Ủy ban Phát triển và Cải tổ Quốc gia của Trung Quốc lưu ý điều này có thể đẩy thêm nhiều công ty dệt Trung Quốc nhập khẩu bông. Ông nói thêm rằng “Hiện tại giá bông tại Tân Cương là 19.800 nhân dân tệ/tấn (3.182 USD/tấn), cao hơn giá quốc tế của bông từ Mỹ chỉ có giá 14.000 nhân dân tệ/tấn (2.250 USD/tấn).

Sản lượng bông của Ấn Độ niên vụ 2014/2015 đạt 30,6 triệu kiện

Theo dự báo của chi nhánh Ban Nông nghiệp nước ngoài (FAS) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tại Mumbai, sản lượng bông của Ấn Độ niên vụ 2014/2015 đạt 30,6 triệu kiện (loại 480 pound/kiện), thấp hơn một chút so với dự báo trước đó. Thiếu mưa và thiệt hại về cây trồng đã dẫn đến dự báo sản lượng sụt giảm tại các bang Maharashtra và Gujarat. Do giá bông thế giới hấp dẫn so với giá bông của Ấn Độ nên sản lượng bông nhập khẩu được dự đoán là sẽ tăng nhẹ. Sản lượng tiêu thụ bông được dự báo giảm vì theo một số nguồn tin nhiều nhà máy dệt đang lâm vào tình trạng còn nhiều hàng tồn kho. Chính sách hỗ trợ giá tối thiểu đang được triển khai khắp các bang miền Nam Ấn Độ.

Hương Nguyễn

Nguồn: Vinanet

Nguồn:Vinanet