menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu dầu cọ Ấn Độ suy giảm

09:31 17/06/2014

Nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ - khách mua hàng lớn nhất thế giới – giảm trong tháng 5, sau khi các nhà máy tinh dầu mua nhiều dầu đậu tương và dầu hướng dương, trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đạt mức cao kỷ lục.

(VINANET) - Nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ - khách mua hàng lớn nhất thế giới – giảm trong tháng 5, sau khi các nhà máy tinh dầu mua nhiều dầu đậu tương và dầu hướng dương, trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đạt mức cao kỷ lục.

Nhập khẩu dầu cọ thô và tinh chế giảm 14%, xuống còn 647.756 tấn trong tháng 5/2014 so với cùng kỳ năm ngoái, Hiệp hội chiết xuất dung môi Ấn Độ cho biết. Nhập khẩu dầu đậu tương tăng gấp 3 lần, lên 174.209 tấn, trong khi hoạt động mua dầu hướng dương tăng gấp đôi, lên 178.753 tấn.

Sự suy giảm nhu cầu dầu cọ Ấn Độ có thể gia tăng dự trữ tại Indonesia và Malaysia, nước trồng lớn nhất và gây áp lực lên giá tại Kuala Lumpur, đã giảm 8,4% trong năm nay. Khoảng cách giữa dầu đậu tương và dầu cọ, dầu ăn được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, thu hẹp ở mức trung bình 91 USD/tấn trong năm nay so với 244 USD/tấn năm 2013.

Những người nông dân tại Mỹ sẽ thu hoạch 3,635 tỉ bushel đậu tương, Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính. Sản lượng 7 loại hạt có dầu chủ yếu trên toàn cầu sẽ đạt mức cao kyrl ục 487,5 triệu tấn trong năm kết thúc 30/9, nhà nghiên cứu Oil World có trụ sở Hamburg cho biết.

Giá dầu cọ kỳ hạn giảm 0,2%, xuống còn 2.422 ringgit (tương đương 751 USD)/tấn tại Sở giao dịch phái sinh Bursa Malaysia, sau số liệu được đưa ra trước khi hồi phục lên 2.437 ringgit/tấn.

Dự trữ dầu ăn tại các cảng và các lô hàng dự kiến tăng lần đầu tiên kể từ tháng 1, lên 1,42 triệu tấn tính đến ngày 1/6, so với 1,17 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Tổng nhập khẩu, bao gồm sử dụng trong công nghiệp, tăng 13% trong tháng 5 lên 1,03 triệu tấn.

Tổng nhập khẩu dầu ăn của Ấn Độ đạt 6,2 triệu tấn trong 7 tháng kết thúc tháng 5, không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái. Nước này nhập khẩu hơn 50% nhu cầu, nhập khẩu dầu cọ từ Indonesia và Malaysia, và dầu đậu tương từ Mỹ, Brazil và Argentina.

Vũ Lanh

Nguồn: Vinanet/Bloomberg

Nguồn:Internet