menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu giấy từ các thị trường đều giảm cả lượng và trị giá

15:26 26/05/2015

Việt Nam nhập khẩu giấy từ 18 thị trường trên thế giới, trong đó Trung Quốc là nguồn cung chính, chiếm 21% tổng lượng giấy nhập khẩu, đạt 107,6 nghìn tấn, trị giá 80,6 triệu USD, tăng 40,09% về lượng và tăng 25,90% về trị giá so với 4 tháng 2014.

(VINANET) – Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 4/2015, Việt Nam đã nhập khẩu 512 nghìn tấn giấy các loại, trị giá 430,9 triệu USD, tăng 6,56% về lượng và tăng 0,66% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nhập khẩu giấy từ 18 thị trường trên thế giới, trong đó Trung Quốc là nguồn cung chính, chiếm 21% tổng lượng giấy nhập khẩu, đạt 107,6 nghìn tấn, trị giá 80,6 triệu USD, tăng 40,09% về lượng và tăng 25,90% về trị giá so với 4 tháng 2014.

Nguồn cung lớn thứ hai đến từ thị trường Indonesia với lượng nhập trong 4 tháng 2015 là 88,1 nghìn tấn, trị giá 62 triệu USD, tuy nhiên tốc độ nhập khẩu giấy từ thị trường này lại giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 14,03% và giảm 16,01%.

Kế đến là các thị trường Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia… Nhìn chung, trong thời gian này Việt Nam nhập khẩu giấy từ các thị trường đều giảm cả lượng và trị giá, số thị trường có tốc độ tăng trưởng ẩm chiếm tới 61%, bao gồm các thị trường Pháp, Philippin, Đức… trong đó giảm mạnh nhất là Pháp, tới 33,64% về lượng và giảm 60,69% về trị giá, tương ứng với 73 tấn, 171,8 nghìn USD. Đứng thứ hai là thị trường Phililippin, giảm 30,74% về lượng và giảm 32,92% về trị giá với 4,8 nghìn tấn, trị giá 2,8 triệu USD.

Đáng chú ý, nhập khẩu giấy từ thị trường Thụy Điển lại có tốc độ tăng trưởng mạnh, tăng 189,59% về lượng và tăng 173,42% về trị giá, mặc dù lượng nhập chỉ đạt 2,6 nghìn tấn, trị giá 3,1 triệu USD.

Thống kê sơ bộ từ TCHQ về thị trường nhập khẩu giấy  4 tháng 2015
Thị trường
4T/2015
4T/2014
+/- (%)

Lượng (tấn)

Trị giá  (USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

lượng

trị giá

Tổng KNNK
512.076
430.929.608
480.540
428.115.270
6,56
0,66
Trung Quốc
107.690
80.620.664
76.873
64.036.054
40,09
25,90

Indonesia

88.144
62.037.866
102.530
73.864.375
-14,03
-16,01
Đài Loan
87.484
49.261.415
95.857
57.201.624
-8,73
-13,88
Thái Lan
61.369
46.148.811
64.102
61.936.851
-4,26
-25,49
Hàn Quốc
59.234
46.731.670
51.382
45.877.405
15,28
1,86
Nhật Bản
44.512
35.566.187
30.003
28.569.282
48,36
24,49
Malaysia
14.061
13.039.608
15.938
14.772.050
-11,78
-11,73
Singapore
11.384
50.171.048
9.189
40.080.751
23,89
25,17
Phần Lan
8.819
9.973.338
4.454
5.113.931
98,00
95,02
Philippin
4.878
2.898.663
7.043
4.321.267
-30,74
-32,92
Hoa Kỳ
3.878
4.738.350
3.914
4.852.860
-0,92
-2,36
Nga
3.803
3.540.186
4.276
4.065.896
-11,06
-12,93
Ấn Độ
3.335
9.374.550
2.301
6.779.571
44,94
38,28
Thụy Điển
2.670
3.185.172
922
1.164.919
189,59
173,42
Italia
2.053
3.705.326
2.321
3.946.820
-11,55
-6,12
Đức
1.107
2.048.623
1.563
2.717.632
-29,17
-24,62
Áo
513
933.948
689
1.895.974
-25,54
-50,74
Pháp
73
171.887
110
437.310
-33,64
-60,69

Thông tin liên quan

Vina Kraft Paper tăng công suất giấy hộp tại Việt Nam

(CW GROUP) Rengo Nhật Bản cho biết liên doanh tại Việt Nam là Vina Kraft Paper Việt Nam đã quyết định triển khai tăng công suất giấy hộp.

Nhu cầu đối với giấy hộp tại Việt Nam trong năm 2014 đạt 1,3 triệu tấn và dự báo sẽ tăng 6-10% do nở rộ đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa ngày càng tăng.

Với công suất mới, Vina Kraft Paper sẽ duy trì vị trí dẫn đầu thị trường giấy hộp Việt Nam và nhắm đến mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Ngoài ra, nó cũng sẽ tăng cường tính linh hoạt chuyển đổi mặt hàng của hệ thống sản xuất.

Sẽ xây dựng nhà máy bột giấy mới tại Việt Nam

Theo Euwid Pulp and Paper, Công ty Vietracimex Việt Nam lên kế hoạch xây dựng một cơ sở mới và cung cấp 400.000 tấn bột giấy thương phẩm cho thị trường.

Công ty này hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ, xây dựng đường bộ, và hiện đang xâm nhập thị trường bột giấy.

Bột gỗ cứng tẩy trắng sẽ được làm từ gỗ keo lai rừng trồng. Các chuyên gia thị trường cho rằng nhà máy mới sẽ bắt đầu sản xuất vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017.

Năng lượng vẫn là chi phí chính đối với ngành công nghiệp giấy

Liên Đoàn Công Nghiệp Giấy (CPI), một tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp giấy của Anh, vừa công bố ấn bản đánh giá hàng năm 2014-2015 với chủ đề cùng ứng phó với một tương lai cạnh tranh.

Với tư cách đại diện, CPI đã đưa ra Bản đánh giá nêu bật những vấn đề liên quan và phản ánh các mặt hoạt động chủ yếu trong năm 2014 và đầu năm 2015.

Bản đánh giá cũng nêu bật thành công của CPI trong việc đòi 23,5 triệu bảng Anh tiền bù đắp của chính phủ trong năm 2014, nhằm giải quyết vấn đề năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp giấy trên toàn  hệ Thống Thương Mại Hóa Quyền Phát Thải Của Liên Minh châu Âu  và trợ giá carbon của Vương Quốc Anh.

Năng lượng vẫn là chi phí chính đối với ngành công nghiệp giấy. Năng lượng có giá canh tranh quốc tế là vấn đề bức thiết cho tương lai lâu dài của ngành giấy ở Anh. Vấn đề môi trường cũng được CPI đề cập chi tiết.

Bản đánh giá nêu bật những thành tựu về sức khỏe và an toàn. Bản tóm tắt chi tiết mại vụ bao bì bao gồm các bản cập nhật về vấn đề pháp lý, vấn đề tiếp xúc với thực phẩm và chương trình khuyến mại các-tông sóng.

Hương Nguyễn

Nguồn: Vinanet/www.pulpapernews.com

Nguồn:Vinanet