Theo số liệu thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2014, nhập khẩu hàng hóa từ Italia về Việt Nam đạt 883,73 triệu USD, tăng 9,35% so với cùng kỳ năm trước.
Nhóm mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác trị giá 258,34 triệu USD, giảm 5,77% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 29% tổng trị giá nhập khẩu. Đứng thứ hai là nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, trị giá 148,01 triệu USD, giảm 1,97% so với cùng kỳ năm trước (Việt Nam chủ yếu nhập khẩu bột xương thịt lợn, bột lông vũ thủ phân để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi).
Mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn thứ ba là nguyên phụ liệu dệt may, da giày trị giá 127,38 triệu USD, tăng 52,47%. Ba mặt hàng trên chiếm 60,3% tổng trị giá nhập khẩu.
Một số mặt hàng mà Việt Nam gia tăng nhập khẩu gồm: Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 304,49%; nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 112,19%; nguyên phụ liệu dược phẩm tăng 67,67%; sắt thép các loại tăng 132,41%; sản phẩm từ cao su tăng 31,13%.
Tìm hiểu về thị trường Italia
Italia có một nền kinh tế công nghiệp đa dạng với tổng sản lượng và mức thu nhập bình quân đầu người tương đương Pháp và Anh. Đáng chú ý là Italia có mô hình phát triển kinh tế gần gũi với Việt Nam về hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất năng động và hiệu quả, đóng góp tới gần 2/3 tổng sản phẩm quốc dân.
Italia phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu thô dùng cho các ngành sản xuất công nghiệp và hơn 75% nhu cầu về năng lượng. Hơn một thập kỷ qua, Italia đã theo đuổi một chính sách tài chính thắt chặt nhằm đáp ứng các yêu cầu của các liên đoàn tài chính và tiền tệ và do vậy đã được hưởng mức lãi suất thấp hơn cũng như kiểm soát được tỉ lệ lạm phát ở mức thấp.
Chính phủ hiện nay của Italia đã ban hành nhiều chính sách cải cách ngắn hạn nhằm cải thiện tính cạnh tranh và tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế.
Số liệu của Tổng cục hải quan về nhập khẩu hàng hóa từ Italia 8 tháng đầu năm 2014
Mặt hàng
|
8Tháng/2013
|
8Tháng/2014
|
Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước (%)
|
|
Lượng (tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng (tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng
|
Trị giá
|
Tổng
|
|
808.143.034
|
|
883.730.013
|
|
+9,35
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
|
|
274.152.865
|
|
258.334.725
|
|
-5,77
|
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
|
150.988.642
|
|
148.010.150
|
|
-1,97
|
Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày
|
|
83.547.434
|
|
127.384.670
|
|
+52,47
|
Dược phẩm
|
|
58.511.403
|
|
74.364.057
|
|
+27,09
|
Vải các loại
|
|
36.383.945
|
|
42.947.087
|
|
+18,04
|
Sản phẩm hóa chất
|
|
20.819.029
|
|
25.945.977
|
|
+24,63
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
|
18.090.312
|
|
20.070.827
|
|
+10,95
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
|
3.221.357
|
|
13.030.122
|
|
+304,49
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
5.962.619
|
|
12.652.065
|
|
+112,19
|
Sản phẩm từ chất dẻo
|
|
9.123.658
|
|
10.694.090
|
|
+17,21
|
Giấy các loại
|
4.335
|
7.531.192
|
4.137
|
7.557.110
|
-4,57
|
+0,34
|
Hóa chất
|
|
6.239.614
|
|
7.499.966
|
|
+20,2
|
Nguyên phụ liệu dược phẩm
|
|
3.950.605
|
|
6.624.104
|
|
+67,67
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
2.499
|
6.028.555
|
2.205
|
6.384.470
|
-11,76
|
+5,9
|
Nguyên phụ liệu thuốc lá
|
|
|
|
5.617.344
|
|
|
Sản phẩm từ cao su
|
|
3.430.559
|
|
4.498.525
|
|
+31,13
|
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh
|
|
|
|
4.255.907
|
|
|
Sắt thép các loại
|
574
|
999.331
|
1.003
|
2.322.576
|
+74,74
|
+132,41
|
Hàng điện gia dụng và linh kiện
|
|
2.307.292
|
|
2.205.704
|
|
-4,4
|
Kim loại thường khác
|
1.342
|
6.354.592
|
231
|
1.409.040
|
-82,79
|
-77,83
|
Linh kiện, phụ tùng otô
|
|
1.411.893
|
|
1.275.594
|
|
-9,65
|
T.Nga
Nguồn: Vinanet
Nguồn:Vinanet