(VINANET) - Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tháng 10/2013 cả nước đã nhập khẩu 1,7 tỷ USD mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, tăng 12,7% so với tháng 9/2013, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm lên 15,1 tỷ USD, tăng 13,43% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng từ 37 nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm 34,9% tỷ trọng, đạt kim ngạch 5,2 tỷ USD, tăng 23,46% so với cùng kỳ.
Theo nguồn tuoitre.vn, hải quan một số cửa khẩu tại TP.HCM cho biết máy móc, thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là máy mới, nhưng giá rẻ hơn máy của Nhật Bản, Đức... nên doanh nghiệp nhập khẩu về nhiều.
Máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc đủ loại, từ lắp đặt dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp đến dùng trong văn phòng, máy dùng trong ngành nhựa, may mặc đến thủy điện... Chẳng hạn, khảo sát một cảng tại TP.HCM trong tháng 11-2013 cho thấy mặt hàng máy móc, thiết bị từ Trung Quốc nhập về đa số có giá thấp như: máy ép nhựa dùng trong sản xuất công nghiệp, máy ép nhựa dùng trong văn phòng, máy dán thùng cactông, thiết bị bay hơi dùng trong kho lạnh công nghiệp, máy cưa kim loại, máy in hạn sử dụng... Thực tế, máy cưa kim loại nhập từ Trung Quốc bán trên thị trường giá chỉ bằng một nửa so với máy nhập từ Đức.
Theo các công ty chuyên nhập khẩu máy móc thiết bị, các loại máy móc của Trung Quốc có mặt ở hầu hết ngành sản xuất. Đơn cử trong ngành nhựa, hàng Trung Quốc có máy nghiền nhựa, dây chuyền sản xuất ống nhựa, sản xuất ống hút, dây chuyền rửa nhựa tái chế...
Giám đốc doanh nghiệp tư nhân TT, chuyên sản xuất các loại bao xốp PE - cho biết phần lớn thiết bị dập, cắt, in trang trí trong chuyền sản xuất đều được mua từ Trung Quốc. So với thiết bị cùng chủng loại của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, dù chất lượng máy của Trung Quốc không cao, hay hỏng hóc nhưng giá thấp hơn ít nhất 30% nên tôi vẫn mua. Nếu có hư đi sửa thì chi phí vẫn kham được, còn hơn mua máy của nước khác giá đắt quá không chịu nổi.
Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, tuy nhiên, nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng từ thị trường Nhật Bản lại giảm so với cùng kỳ, giảm 16,85%, với kim ngạch 2,4 tỷ USD.
Thị trường đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng về kim ngạch là Hàn Quốc, với kim ngạch nhập 2,3 tỷ USD, tăng 63,39% so với 10 tháng năm 2012.
Đáng chú ý, tuy kim ngạch nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng từ thị trường Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đạt 20,2 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, tăng 144,92% so với cùng kỳ.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 10 tháng 2013 – ĐVT: USD
|
KNNK 10T/2013
|
KNNK 10T/2012
|
Tốc độ tăng trưởng +/- (%)
|
Tổng KN
|
15.129.838.130
|
13.338.228.728
|
13,43
|
Trung Quốc
|
5.286.320.785
|
4.281.698.039
|
23,46
|
Nhật Bản
|
2.402.344.553
|
2.889.215.115
|
-16,85
|
Hàn Quốc
|
2.310.761.388
|
1.414.253.969
|
63,39
|
Đài Loan
|
751.522.620
|
735.665.022
|
2,16
|
Đức
|
674.197.029
|
650.339.172
|
3,67
|
Hoa Kỳ
|
630.803.399
|
622.646.316
|
1,31
|
Thái Lan
|
508.797.728
|
418.828.016
|
21,48
|
Italia
|
321.919.268
|
245.149.959
|
31,32
|
Xingapo
|
239.963.228
|
290.426.936
|
-17,38
|
Malaixia
|
218.507.029
|
184.041.412
|
18,73
|
Anh
|
164.216.150
|
142.456.470
|
15,27
|
Ấn Độ
|
163.132.103
|
100.407.712
|
62,47
|
Pháp
|
151.465.046
|
144.549.626
|
4,78
|
Hà Lan
|
140.870.779
|
104.058.342
|
35,38
|
Thụy Sỹ
|
117.654.076
|
134.744.116
|
-12,68
|
Indonesia
|
116.401.724
|
112.876.765
|
3,12
|
Thụy Điển
|
80.942.037
|
96.093.838
|
-15,77
|
Nga
|
76.354.866
|
64.053.446
|
19,20
|
Phần Lan
|
67.356.875
|
63.394.480
|
6,25
|
Áo
|
54.920.288
|
60.095.463
|
-8,61
|
Philippine
|
48.356.125
|
49.952.009
|
-3,19
|
Oxtraylia
|
38.512.003
|
38.576.310
|
-0,17
|
Canada
|
34.126.526
|
50.005.109
|
-31,75
|
Bỉ
|
33.982.162
|
31.812.468
|
6,82
|
Tây Ban Nha
|
31.054.768
|
35.904.079
|
-13,51
|
Ixraen
|
29.323.843
|
26.938.278
|
8,86
|
Nauy
|
27.999.953
|
34.329.526
|
-18,44
|
HongKong
|
26.600.444
|
28.472.439
|
-6,57
|
Đan Mạch
|
22.613.164
|
39.472.128
|
-42,71
|
Mehico
|
22.291.517
|
25.929.222
|
-14,03
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
20.261.711
|
8.272.783
|
144,92
|
Ba Lan
|
17.636.605
|
14.775.134
|
19,37
|
Braxin
|
14.930.017
|
15.958.258
|
-6,44
|
Ucraina
|
14.068.711
|
9.318.508
|
50,98
|
Niuzilan
|
6.642.103
|
9.187.177
|
-27,70
|
Nam Phi
|
4.752.351
|
4.917.455
|
-3,36
|
Tiểu vương quốc A rập thống nhất
|
973.881
|
1.178.507
|
-17,36
|
Theo Bộ Công Thương, ngày 20 tháng 11 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Nghị định đáp ứng yêu cầu quản lý xuất nhập khẩu trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO và tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương khác, nhằm góp phần xử lý các vướng mắc, bất cập phát sinh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thời gian qua. Nghị định 187/2013/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng; bao gồm 8 Chương, 42 Điều và 2 Phụ lục kèm theo.
Trong đó, về vấn đề nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, Khoản 10 Điều 9 có quy định việc nhập khẩu phải tuân thủ quy định của Nghị định này, các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo quy định tại Nghị định này. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành quy định cụ thể về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, được ban hành để thay thế Nghị định 12/2006/NĐ-CP, Nghị định 187/2013/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20 tháng 02 năm 2014.
Nguồn:Vinanet