menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu ngô năm 2011 giảm cả về lượng và trị giá so với năm 2010

11:10 08/02/2012

Tháng 12/2011 Việt Nam đã nhập khẩu 125,7 nghìn tấn ngô, trị giá 43,3 triệu USD tăng cả về lượng và trị giá so với tháng liền kề trước đó, tăng lần lượt là 15% và 21,6%. Nâng kim ngạch nhập khẩu ngô cả năm 2011 lên 972,2 nghìn tấn, trị giá 326,9 triệu USD giảm 45,1% về lượng và giảm 27,9% về trị giá so với năm 2010.
 
 

VINANET - Tháng 12/2011 Việt Nam đã nhập khẩu 125,7 nghìn tấn ngô, trị giá 43,3 triệu USD tăng cả về lượng và trị giá so với tháng liền kề trước đó, tăng lần lượt là 15% và 21,6%. Nâng kim ngạch nhập khẩu ngô cả năm 2011 lên 972,2 nghìn tấn, trị giá 326,9 triệu USD giảm 45,1% về lượng và giảm 27,9% về trị giá so với năm 2010.

Việt Nam nhập khẩu ngô từ 7 thị trường, trong đó Ấn Độ là thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này với 561,3 nghìn tấn trong năm 2011 chiếm 57,7% thị phần, trị giá 166,2 triệu USD.

Đứng thứ hai là Thái Lan với 142,7 nghìn tấn, trị giá 72,2 triệu USD.

Thị trường nhập khẩu ngô tháng 12 và năm 2011

ĐVT: lượng(tấn); Trị giá (USD)

Thị trường

KNNK T12/2011

KNNK Năm 2011

lượng

trị giá

lượng

trị giá

Tổng KNNK

125.703

43.450.170

972.254

326.934.324

Ấn Độ

104.441

33.162.664

561.355

166.205.516

Thái Lan

8.872

5.811.499

142.799

72.206.655

Baxin

 

 

129.794

40.229.039

Cămpuchia

4.110

1.338.750

40.506

13.830.140

Lào

2.735

703.688

21.030

5.433.510

Hoa Kỳ

509

170.672

3.610

1.830.540

Achentina

 

 

1.947

1.043.596

Trong năm 2011, Bộ Tài chính đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về việc không đưa biện pháp miễn giảm thuế nhập khẩu ngô, lúa mì chuyên dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi vào nhóm giải pháp đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cung ứng thực phẩm, bình ổn giá cả thị trường.

Theo tính toán và phân tích tình hình nhập khẩu mặt hàng ngô, lúa mì của Bộ Tài chính cho thấy việc giảm thuế nhập khẩu ngô, lúa mì từ 5% xuống 0% thì việc giảm giá bán thức ăn chăn nuôi là không đáng kể (ngô được khoảng 1,24% giá bán; lúa mì được khoảng 0,6% giá bán). Mặt khác, nếu giảm thuế nhập khẩu lúa mì thì cũng chỉ giảm được ở nhóm 10.01 (nhóm 10.04 không giảm được vì khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định đối với nhóm này là 5-20%), nguồn nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau (áp dụng cả Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) nên trên thực tế tác động của việc giảm thuế nhập khẩu lúa mì đến giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ còn ít hơn số tính toán ở trên. Ngoài ra, nếu giảm mức thuế nhập khẩu ưu đãi của lúa mì nhóm 10.01 xuống thấp hơn 5% thì có chênh lệch thuế suất với lúa mì nhóm 10.04 sẽ làm phát sinh gian lận trong phân loại hàng hóa giữa 2 nhóm lúa mì này do hiện nay chưa có tiêu chí phân biệt rõ ràng.

Từ những lý do trên, Bộ Tài chính đề xuất giữ nguyên mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với ngô và lúa mì như hiện hành. Để hạ giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cần tính đến biện pháp khác như khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sản xuất thức ăn trong nước, tăng cường kiểm tra, rà soát giá, ưu đãi tín dụng hoặc ân hạn nộp thuế…Về lâu dài cần qui hoạch phát triển toàn diện các nguồn nguyên liệu thô, mở rộng diện tích các loại cây nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, sử dụng giống mới và áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất ngô, đậu tương, đưa cỏ thành cây trồng có giá trị trong cơ cấu nguyên liệu dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Hiện nay, lúa mì thuộc nhóm 1001 có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%, cam kết WTO năm 2011 là 5%, khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định là 0-5%. Lúa mì thuộc nhóm 1104 có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%, cam kết WTO năm 201 là 5%, khung thuế suất Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định là 5-20%. Mặt hàng nô thuộc nhóm 1005 có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%, cam kết WTO năm 2011 là 20%, khung thuế suất Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định là 0-30%.

Nguồn:Vinanet