menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư nông nghiệp của Việt Nam 4 tháng đầu năm tăng

09:06 28/05/2009

Trong tháng 4/2009, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, vật tư nông nghiệp đều tăng, trong khi nhập khẩu lúa mỳ, dầu mỡ động thực vật giảm.

Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu:

Kim ngạch nhập khẩu tháng 4/2009 đạt 148,9 triệu USD, tăng 16,1% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu 4 tháng đầu năm lên 424,9 triệu USD, vẫn thấp hơn 39,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng một phần là do người dân đã mạnh dạn tăng số lượng đàn gia súc gia cầm nên nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng; một phần là do giá nhập khẩu một số mặt hàng thức ăn chăn nuôi vẫn tăng so với tháng trước.

Phân bón:

Đối với phân bón, tổng khối lượng phân bón các loại tháng 4/2009 tăng là do nhập khẩu phân urê, DAP và kali tăng khá. Trong đó, nhập khẩu phân urê trong tháng tăng mạnh, đạt cao nhất kể từ đầu năm đến nay với khối lượng lên tới 187,3 nghìn tấn, tăng 29,2% so với tháng trước, trị giá 58,2 triệu USD. Cho dù giá phân urê nhập khẩu trong tháng 4/2009 tăng nhẹ so với tháng trước nhưng so với năm ngoái, giá vẫn thấp hơn nên tính chung 4 tháng đầu năm, lượng phân urê nhập khẩu tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 489 nghìn tấn,  và trị giá nhập khẩu vẫn thấp hơn 5,7%, ở mức 148,4 triệu USD. Trước tình hình nhập khẩu trên, nguồn cung phân đạm của nước ta vụ hè thu này đảm bảo bình ổn.

Trong khi mọi năm, thị trường phân bón hầu hết đều tập trung chính vào phân urê, thì năm nay, tình hình nhập khẩu phân kali lại đáng lo ngại hơn cả. Nhập khẩu phân  kali tháng 4/2009 tuy tăng so với tháng trước, song khối lượng nhập về chỉ đạt 36,7 nghìn tấn, đưa lượngnhập khẩu phân bón này 4 tháng đầu năm cũng chỉ có 101,2 nghìn tấn, thấp hơn nhiều so với 414 nghìn tấn nhập về cùng kỳ năm ngoái. Vai trò của phân kali trong đời sống thực vật là rất lớn và nhu cầu phân bón này cho vụ hè thu này cần khoảng 200 nghìn tấn. Cụ thể, kali xúc tiến quá trình quang hợp bằng cách thúc đẩy sự chuyển gluxit từ phiến lá vào các cơ quan khác của cây. Mặc dù kali không tham gia vào thành phần của các enzym nhưng có tác động hoạt hoá nhiều enzym. Kali làm tăng độ ngấm nước và tăng khả năng giữ nước của cây. Khi được cung cấp đủ kali, cây chịu được khô hạn hơn với cây trồng thiếu kali. Vì mục tiêu để có được mùa vụ bội thu, các doanh nghiệp cần khẩn trương nhập phân kali về để người dân có đủ phân bón cho vụ hè thu này.

Mặt hàng

Tháng 4/2009

4 tháng năm 2009

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lúa mỳ

135.436

30.151.065

395.278

99.645.348

Dầu mỡ ĐTV

 

37.498.723

 

129.354.772

TACN và nguyên liệu

 

148.864.950

 

424.850.125

Phân bón các loại:

553.517

180.166.315

1.651.948

523.453.449

Phân urê

187.348

58.198.798

489.050

148.421.341

Phân NPK

38.108

16.217.535

135.654

56.612.000

Phân DAP

124.241

51.688.596

424.813

169.858.319

Phân SA

157.410

24.130.246

479.735

68.601.054

Phân kali

36.700

24.901.188

101.154

68.585.896

Thuốc trừ sâu và NL

 

42.836.564

 

133.925.724

Một số mặt hàng khác: Lúa mỳ là số ít các mặt hàng nguyên liệu, vật tư nông nghiệp nhập khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do giá nhập khẩu giảm mạnh nên tính chung 4 tháng đầu năm, khối lượng lúa mỳ nhập khẩu tăng 102,7% so cùng kỳ năm ngoái, đạt 395,3 nghìn tấn, trong khi trị giá nhập khẩu chỉ tăng 27%, đạt 99,6 triệu USD.

Kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong tháng 4/2009 tăng nhẹ so với tháng trước song tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngchj nhập khẩu mặt hàng này vẫn giảm 30,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 133,9 triệu USD. Việc kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu giảm không có nghĩa là nhu cầu diệt sâu bệnh cho mùa vụ năm nay cần ít hơn (thực tế, sâu bệnh ngày càng tỏ ra kháng thuốc và cần thuốc hữu hiệu hơn), mà là nhiều đơn vị trong nước cũng đã sản xuất được thuốc trừ sâu.

Dầu mõ động thực vật cũng rất quan trọng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Sau khi nhập khẩu tăng mạnh tháng 3, trong tháng 4/2009, kim ngạch nhập khẩu dầu mỡ động thực vật giảm 13,4% còn 37,5 triệu USD. 4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu dầu mỡ động thực vật cũng giảm tới hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 129,4 triệu USD. 

Nguồn:Vinanet