VINANET- Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Campuchia trong 9 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 2,29 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.
Xăng dầu các loại mặc dù giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước những vẫn là mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Campuchia, với 494.590 tấn, trị giá 466.904.489 USD, giảm 24% về lượng và giảm 26% về trị giá, chiếm 20,3% tổng trị giá xuất khẩu.
Đứng thứ hai là mặt hàng sắt thép các loại, chiếm 14,6%, trị giá 337.338.405 USD; tiếp đến là hàng dệt may trị giá 72.481.185 USD, tăng 50,2% so với cùng kỳ năm trước. Ba mặt hàng trên chiếm 39,5% tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia trong 9 tháng đầu năm 2013.
Trong 9 tháng đầu năm 2013, một số mặt hàng của Việt Nam xuất sang Campuchia có mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: hàng thủy sản (+39,9%); hóa chất (+19,8%); sản phẩm gốm sứ (14,1%); hàng rau quả (+21,4%); sản phẩm hóa chất (+19,8%); chất dẻo nguyên liệu (+18%); kim loại thường khác và sản phẩm (+72,9%); máy móc thiết bị phụ tùng khác (+49,7%); dây điện và cáp điện (+93%); ..
Xuất khẩu sang Campuchia tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2013
(Nguồn số liệu: Tổng cục hải quan)
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Tháng 9/2013
|
9Tháng năm 2013
|
|
|
Lượng
|
Trị giá (USD)
|
Lượng
|
Trị giá (USD)
|
Tổng
|
|
|
196.675.237
|
|
2.294.903.427
|
Xăng dầu các loại
|
Tấn
|
23.005
|
23.218.300
|
494.590
|
466.904.489
|
Sắt thép các loại
|
Tấn
|
51.005
|
33.553.771
|
492.935
|
337.338.405
|
Hàng dệt may
|
USD
|
|
11.091.979
|
|
103.982.347
|
Sp từ chất dẻo
|
USD
|
|
8.552.685
|
|
95.925.585
|
Bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc
|
USD
|
|
6.323.948
|
|
64.483.329
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
USD
|
|
7.547.895
|
|
67.641.043
|
Sp từ sắt thép
|
USD
|
|
4.390.487
|
|
53.723.100
|
Sản phẩm hoá chất
|
USD
|
|
3.385.434
|
|
44.279.485
|
Kim loại thường khác và sp
|
USD
|
|
2.667.305
|
|
34.714.780
|
Hoá chất
|
USD
|
|
1.901.605
|
|
31.974.139
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
USD
|
|
2.879.313
|
|
30.728.953
|
Giấy và các sp từ giấy
|
USD
|
|
2.338.524
|
|
21.814.510
|
Hàng thủy sản
|
USD
|
|
1.560.534
|
|
19.180.247
|
Dây điện và dây cáp điện
|
USD
|
|
2.348.676
|
|
23.617.982
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
Tấn
|
877
|
1.282.518
|
11.428
|
16.399.403
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
USD
|
|
502.768
|
|
13.614.467
|
Sp gốm sứ
|
USD
|
|
2.784.009
|
|
17.022.876
|
Xơ, sợi dệt các loại
|
Tấn
|
247
|
831.736
|
4.265
|
12.089.360
|
Gỗ và sp gỗ
|
USD
|
|
328.233
|
|
5.903.085
|
Hàng rau quả
|
USD
|
|
394.789
|
|
4.568.478
|
Sp từ cao su
|
USD
|
|
338.546
|
|
2.681.151
|
Thuỷ tinh và các sp từ thuỷ tinh
|
USD
|
|
196.603
|
|
1.372.261
|
Kinh doanh tại thị trường Campuchia
Campuchia là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, khoảng 7%/năm, đang là thị trường đầu tư được nhiều nước chú ý.
Các sản phẩm xuất khẩu chính của Campuchia gồm có hàng dệt may, gỗ, cao su, gạo, thủy sản, thuốc lá, giày dép. Đối tác xuất khẩu chính của Campuchia gồm có: Hoa Kỳ, Canada, Đức, Anh Nhật Bản…
Các sản phẩm nhập khẩu chính chủ yếu là sản phẩm dầu mỏ, thuốc lá, vàng, vật liệu xây dựng, máy móc, moto, thuốc. Đối tác nhập khẩu chính là Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Hong Kong, Vietnam, Hàn Quốc.
Trong số các đối tác nhập khẩu chính Việt Nam đứng thứ 5 chiếm khoảng 9,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Campuchia.
Thị trường Campuchia gồm nhiều các cửa hàng nhỏ, bên cạnh đó Campuchia hạn chế sự tham gia của nước ngoài trong hoạt động xuất nhập khẩu và phân phối. Để tiếp cận thị trường Campuchia tốt nhất là nên tìm đến các nhà phân phối địa phương vì họ là những người hiểu thị trường nhất và có hệ thống phân phối tới các cửa hàng nhỏ lẻ, điều này giúp xâm nhập thị trường Campuchia dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cần thẩm định kỹ năng lực của các đối tác.
Bên cạnh đó, khi phân phối sản phẩm tại Campuchia, doanh nghiệp nên chú ý đến yếu tố giá cả, người tiêu dùng Campuchia rất nhạy cảm về giá. Các chương trình giảm giá, rút thăm may mắn,…thường thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Hình thức quảng bá hiệu quả và chi phí thấp ở Campuchia là phát tờ rơi.
Dịch vụ sau bán, bảo hành và hỗ trợ khách hàng ít phổ biến tại Campuchia, tuy nhiên chiết khấu và giữ quan hệ tốt với các chủ cửa hàng lại là việc rất quan trọng.
Bên cạnh đó nhờ đường biên giới gần gũi, việc phối hợp tổ chức các chương trình du lịch mua sắm đang là xu hướng được nhiều các doanh nghiệp quan tâm, các doanh nghiệp nên chú ý xây dựng chương trình tốt để duy trì phát triển cả du lịch và thương mại hai bên.
Nguồn:Vinanet