menu search
Đóng menu
Đóng

Những nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc năm 2012

11:14 22/02/2013

Năm 2012 mức nhập siêu từ Hàn Quốc đã đạt gần 10 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2011. Trong đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 15,54 tỷ USD, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 5,58 tỷ USD.

Những năm gần đây, giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng gia tăng, 2 bên cũng đang tiến hành đàm phán để đi đến ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương nhằm phát triển quan hệ giao thương lên một tầm cao hơn. Tuy nhiên, nhìn lại hoạt động thương mại giữa 2 nước nhiều năm qua cho thấy Việt Nam đang nhập siêu rất cao từ Hàn Quốc.

Từ năm 2008 đến nay, nhập siêu từ Hàn Quốc của Việt Nam tăng bình quân khoảng 19,4%/năm. Năm 2010, nhập siêu từ thị trường này đã đạt gần 6,7 tỷ USD, vượt qua con số tương ứng của khu vực ASEAN, đứng thứ 2 sau Trung Quốc.

Con số này không ngừng gia tăng khi năm 2012 mức nhập siêu từ Hàn Quốc đã đạt gần 10 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2011. Trong đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 15,54 tỷ USD, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt  5,58 tỷ USD.

Trong quan hệ thương mại, hiện nước ta chỉ mới xuất khẩu sang Hàn Quốc các sản phẩm thô như dầu, than, cao su, thủy hải sản nhưng lại nhập khẩu từ các sản phẩm như ô tô, xăng dầu, vải các loại, sắt thép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị sản xuất đến các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm, hàng gia dụng…  trong đó máy vi tính điện tử đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu với 3,29 tỷ USD, chiếm 21,21% tổng kim ngạch, tăng 17,91% so với cùng kỳ; sau đó là những nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD như: máy móc thiết bị phụ tùng 1,74 tỷ USD, chiếm 11,23%, tăng 37,29%; Vải may mặc 1,41 tỷ USD, chiếm 9,1%, tăng 4,51%; Điện thoại và linh kiện 1,33 tỷ USD, chiếm 8,56%, tăng 78,31%; sắt thép 1,3 tỷ USD, chiếm 8,37%, nhưng lại giảm 16,95% so với cùng kỳ năm trước.

Tham khảo những nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc năm 2012.

ĐVT: USD
 
 
Thị trường
 
 
T12/2012
 
Cả năm 2012
Tăng, giảm KN T12/2012 so với T12/2011
Tăng, giảm KN năm 2012 so với năm 2011
Tổng cộng
1.446.148.125
15.535.903.876
+19,30
+17,91

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

342.200.222
3.294.628.487
+45,15
+71,13

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

165.653.278
1.744.173.723
+35,83
+37,29
Vải các loại
130.615.406
1.409.747.353
+8,80
+4,51
Điện thoại các loại và linh kiện
155.464.455
1.329.501.667
+156,01
+78,31
sắt thép
94.067.395
1.300.883.863
-16,44
-16,95
Xăng dầu các loại
29.084.713
942.087.598
-69,00
-15,94
Chất dẻo nguyên liệu
78.015.748
920.736.721
+5,02
+8,51
Nguyên phụ liệu dệt may da giày
50.624.618
592.108.745
+15,51
+6,91
Kim loại thường khác
50.224.194
506.289.666
+49,86
+7,52
Sản phẩm từ sắt thép
51.014.359
366.011.989
+54,88
+36,64
sản phẩm từ chất dẻo
35.917.200
314.030.080
+72,66
+47,14
Hoá chất
24.831.656
282.711.849
-2,47
+5,85
Sản phẩm hoá chất
24.700.919
262.732.064
+5,03
+8,18
Linh kiện phụ tùng ô tô
20.305.138
254.816.723
-56,23
-47,27
Xơ sợi dệt các loại
16.313.522
201.347.520
+8,56
-2,50
Dược phẩm
17.019.689
182.473.614
+6,06
+10,76
Cao su
11.356.532
180.251.193
-32,40
-0,69

Ô tô nguyên chiéc các loại (chiếc)

21.297.134
154.731.013
+0,66
-40,50
Giấy các loại
8.940.596
106.248.048
+23,97
+25,38
Sản phẩm khác từ dầu mỏ
12.676.021
80.796.403
+115,28
+77,66
Dây điện và dây cáp điện
10.013.901
75.461.778
+30,46
+2,09

Phương tiện vận tải khác & phụ tùng

289.710
68.064.478
-27,84
+711,47
Sản phẩm từ cao su
4.635.168
45.133.862
+33,76
+38,70
Sản phẩm từ kim loại thường khác
4.751.175
43.493.199
+44,36
+5,83
Sản phẩm từ giấy
4.037.961
42.422.315
+16,63
-2,54
Hàng thuỷ sản
3.076.207
38.384.374
+36,09
+78,95
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
2.628.528
28.734.606
+0,14
+42,32
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
1.043.553
27.261.064
-40,24
+46,64
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm
1.984.904
23.003.622
-19,46
-9,61
Phân bón
290.935
22.065.367
-84,17
-33,88
Hàng điện gia dụng và linh kiện
1.797.761
17.469.172
-17,47
-13,49
Sữa và sản phẩm sữa
1.386.333
11.327.623
+25,78
+25,19
Nguyên phụ liệu dược phẩm
627.954
5.567.846
+88,35
+42,48
Dầu mỡ động thực vật
444.506
5.151.992
-3,01
+16,45

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

649.084
5.136.915
-20,25
-49,02
Gỗ và sản phẩm gỗ
187.681
4.998.318
-37,39
+3,75
Phế liệu sắt thép
68.094
3.778.749
*
+2,16
Khí đốt hoá lỏng
278.913
2.517.156
+39,85
+72,51
Bông các loại
101.803
2.354.614
+19,55
+35,38

Hiện FTA Việt Nam - Hàn Quốc đang trong quá trình đàm phán để đi đến ký kết chính thức. Nhiều DN Việt Nam kỳ vọng đây sẽ là cơ hội để tăng lượng hàng xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc.

Trong đó, nhiều mặt hàng nông-thủy sản và sợi dệt của Việt Nam có thể sẽ được cắt giảm thuế cao hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề nhập siêu không hẳn sẽ chấm dứt khi ký FTA. Muốn kéo giảm nhập siêu, ngay lúc này DN Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn để kéo giảm khoảng cách chênh lệch, lấy lại sự cân đối trong cán cân thương mại để tránh chịu thiệt thòi khi giao thương với các DN Hàn Quốc.

Cụ thể, Việt Nam cần sớm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, nếu không càng tăng trưởng thương mại bao nhiêu, nguy cơ nhập siêu sẽ càng tăng lên bấy nhiêu. Hiện nay, FTA ASEAN - Hàn Quốc đang bước vào giai đoạn 2012-2014 tiếp tục giảm một số dòng thuế, Việt Nam lại đang tiếp tục đàm phán FTA với Hàn Quốc trong khi mức nhập siêu vẫn quá cao có thể khiến sự mất cân đối càng thêm kéo dài.

Tuy nhiên, xu thế hội nhập là tất yếu để Việt Nam phải có những hợp tác thương mại sâu với thị trường thế giới. Vì vậy, Việt Nam nên nhanh chóng tái cấu trúc nền sản xuất, giảm lượng hàng xuất khẩu thô và tăng những sản phẩm có giá trị gia tăng cao để đến năm 2015, khi kim ngạch thương mại của 2 nước đạt 20 tỷ USD và tăng lên 30 tỷ USD những năm sau đó theo mục tiêu 2 bên đề ra, DN Việt Nam sẽ không phải chịu thiệt thòi trước các đối tác Hàn Quốc.

 

Nguồn:Vinanet