menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2012

14:35 26/03/2012
VINANET- Số liệu thống kê của Tổng cục hải quan cho thấy, 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của Việt Nam đạt hơn 383,6 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

VINANET- Số liệu thống kê của Tổng cục hải quan cho thấy, 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của Việt Nam đạt hơn 383,6 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trung quốc vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày cho Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2012, với 107.332.285 USD, tăng 14,58% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 27,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Thứ hai là thị trường Hàn Quốc, đạt 76.816.470 USD, tăng 10,45% so với cùng kỳ, chiếm 20% tổng kim ngạch; thứ ba là Đài Loan, đạt  47.492.575 USD, giảm 0,61% so với cùng kỳ, chiếm 12,3% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Cũng theo số liệu của Tổng cục hải quan, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày trong tháng 2/2012 so với tháng tháng 1/2012 tăng hầu hết các thị trường. Những thị trường truyền thống cung cấp nguyên phụ liệu dệt may, da, giày cho Việt Nam đều có mức tăng trị giá nhập khẩu, chỉ có thị trường Trung Quốc là giảm 13,4%. Đáng chú ý trong tháng 2/2012, nhóm thị trường có giá trị nhập khẩu nhỏ, nhưng mức tăng trưởng rất mạnh so với tháng đầu năm 2012. Cụ thể: thị trường Canađa tăng tới 635,79%; thị trường Ba Lan và New zilân tăng lần lượt là 295,41% và 224,91%.

Thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2012

THỊ TRƯỜNG

T2/2012

2T/2012

% tăng, giảm  2T/2012 so với 2T/2011

% tăng,giảm T2/2012 so với T1/2012

 

Trị giá (USD)

Trị giá (USD)

Trị giá (%)

 Trị giá (%)

TỔNG

216.454.065

383.617.087

8,7%

29,27

Trung Quốc

49.872.583

107.332.285

14,58

-13,4

Hàn Quốc

42.261.462

76.816.470

10,45

23,14

Đài Loan

29.258.018

47.492.575

-0,61

60,45

Nhật Bản

18.880.606

28.572.997

29,48

94,68

Hồng Kông

14.542.905

25.835.979

13,82

28,72

Hoa Kỳ

12.719.679

19.335.997

-15,33

92,25

Thái Lan

9.539.772

14.579.045

-16,25

89,3

Italia

5.455.898

9.052.905

31,65

51,68

Braxin

5.050.026

8.322.474

11,78

45

Ấn Độ

3.849.794

7.175.723

1,7

15,75

Achentina

1.906.082

4.238.086

38,21

-18,26

Indonesia

3.975.639

3.678.027

-30,88

133,53

Đức

2.391.452

3.392.287

87,51

138,94

Malaysia

1.722.855

2.649.949

20,99

85,83

Anh

1.187.712

1.913.861

-16,24

63,56

Tây Ban Nha

1.116.505

1.701.225

253,75

90,95

Pháp

1.063.249

1.565.265

-30,71

111,8

New zilân

1.163.838

1.522.040

-32.05

224,91

Ba Lan

1.208.931

1.514.674

5.44

295,41

Ôxtraylia

968.792

1.410.724

-52,17

118,94

Canađa

803.695

912.924

-11,5

635,79

Singapore

147.494

362.987

-12,79

-31,56

Áo

267.325

318.103

11,63

426,47

Hà Lan

108.442

228.258

-40.39

-9,49

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mỗi năm ngành phải nhập tới 70% nguyên - phụ liệu, bông nhập khẩu tới 90%, xơ - sợi tổng hợp 40%, vải 50%, phụ liệu 30%. Do chưa chủ động được nguyên, phụ liệu, giá trị nhập khẩu các mặt hàng phụ liệu cả nước hằng năm vẫn ở mức trên dưới 7 tỷ USD. Nguyên nhân khiến các DN phải nhập khẩu phần lớn nguyên -phụ liệu là do sản lượng lẫn diện tích trồng bông trong nước còn quá thấp, một số nguyên - phụ liệu trong nước có giá thành cao.

Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, việc sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da giày trong nước cũng chỉ đáp ứng rất ít nhu cầu của doanh nghiệp, trong khi nguyên phụ liệu chiếm đến 75% giá thành của sản phẩm. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu đang làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vì vậy, nhu cầu sử dụng nguyên phụ liệu trong nước là rất lớn để tiết kiệm chi phí, thời gian…chủ động nguồn nguyên phụ liệu trong nước nhằm bảo đảm đúng hạn giao hàng cho đối tác là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu.

Nguồn:Vinanet