menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường và cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu quí I/2013

15:10 02/05/2013

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu thủy sản trong tháng 3/2013 đạt trên 482 triệu USD, tăng 73% so với tháng trước đó, nhưng so với tháng 3/2012 thì kim ngạch lại sụt giảm 10,7%. Tính chung tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả quý I năm nay giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,26 tỷ USD.

(Vinanet) Theo số liệu thống kê, xuất khẩu thủy sản trong tháng 3/2013 đạt trên 482 triệu USD, tăng 73% so với tháng trước đó, nhưng so với tháng 3/2012 thì kim ngạch lại sụt giảm 10,7%. Tính chung tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả quý I năm nay giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,26 tỷ USD.

Trong quí I/2013 Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ thủy sản của Việt Nam với 237,86 triệu USD, chiếm 18,86% tổng kim ngạch; tiếp đến EU 237,16 triệu USD, chiếm 18,81%; Nhật Bản 211,26 triệu USD, chiếm 16,75%; Trung Quốc và Hồng Kông 98,48 triệu USD, chiếm 7,81%.

 
Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam quí I/2013
ĐVT: triệu USD
Thị trường
Tháng 3/2013
Quí I/2013
T3/2013 so với tháng 3/2012 (%)
Quí I/2013 so với cùng kỳ (%)
TỔNG CỘNG
482,445
1.260,987
-10,7
-4,8
Mỹ
85,266
237,868
-21,5
-6,3
EU
91,627
237,162
-11,6
-8,9
Đức
17,175
45,230
+6,8
+6,1
Italy
12,761
29,820
-0,4
-8,2

Tây Ban Nha

9,863
29,718
-27,8
-10,9
Hà Lan
10,908
27,256
-30,0
-17,7
Anh
9,389
23,449
+6,6
+3,2
Nhật Bản
91,344
211,162
-4,7
-7,6
TQ và HK
35,099
98,480
+3,7
+19,0
Hồng Kông
9,914
27,061
-14,1
-11,5
Hàn Quốc
31,194
82,689
-34,0
-24,3
ASEAN
30,679
80,992
-0,6
+15,9
Australia
15,800
38,274
+9,9
+3,7
Mexico
7,435
28,469
-1,9
-20,8
Brazil
6,696
24,675
+74,4
+50,1
Nga
4,002
11,694
-60,0
-48,3

Các TT khác

83,303
209,520
-1,5
+1,1
 

Kim ngạch xuất khẩu tôm tháng 3 sụt giảm so với cùng kỳ do nguồn nguyên liệu tôm thiếu hụt do dịch bệnh và đầu ra lớn nhất là thị trường Nhật Bản tiếp tục duy trì rào cản kiểm tra Ethoxyquin khiến xuất khẩu tôm trong tháng 3 giảm hơn 10%, đạt 160 triệu USD và tổng xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt khoảng 400 triệu USD, giảm 7,9% - 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu cá tra trong tháng 3 tiếp tục giảm trên 13%, đạt 140 triệu USD, tổng xuất khẩu trong quý I đạt 393 triệu USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra vẫn chưa thoát khỏi bế tắc về vốn và khó khăn về nguồn tiêu thụ, giá trung bình thấp và áp lực từ các rào cản thị trường.

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Nhật và Ấn Độ lại có dấu hiệu tăng: tháng 3 cá tra của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm giá trị gia tăng thu hút đông đảo người tiêu dùng Nhật Bản; trong đó cá tra tẩm bột được nhiều khách hàng quan tâm. Thời gian gần đây, Nhật Bản tăng nhập khẩu cá tra trong khi khối lượng các mặt hàng thủy sản khác lại có xu hướng sụt giảm. Từ đầu năm đến nay, kim ngạch XK cá tra của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 550.000 USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2012. Không chỉ thị trường Nhật Bản, XK cá tra sang Ấn Độ cũng có dấu hiệu tăng trưởng mạnh, từ đầu năm đến nay, XK cá tra sang Ấn Độ đạt 2,7 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2012. Ấn Độ nhập khẩu một lượng lớn cá tra từ Việt Nam để tiêu thụ tại các cửa hàng thủy sản nội địa. Bên cạnh đó, nhiều nhà hàng trên tàu điện ngầm lớn như Mumbai và Delhi đều bán sản phẩm cá tra. Một số lượng lớn các siêu thị tại những thành phố lớn cũng đang bán cá tra cắt lát đóng gói.

Hiện nay, thị trường Nhật Bản và Ấn Độ đang đi theo xu hướng của châu Âu và Mỹ là muốn tìm mua thủy sản bền vững. Chính vì vậy, việc cá tra đạt các chứng nhận bền vững sẽ là tiền đề thuận lợi hơn khi thâm nhập các thị trường này.

Xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng ước đạt 145 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng xuất khẩu trong tháng 3 đã có xu hướng đi xuống, giảm 16%. Mặc dù sản lượng khai thác cá ngừ được đánh giá là khả quan trong những tháng đầu năm, tuy nhiên ngày càng nhiều ngư dân có xu hướng chuyển sang đánh bắt cá ngừ theo phương pháp câu tay (để giảm chi phí và tăng năng suất) nhưng lại khiến cho chất lượng cá đánh bắt được thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Xu hướng này có thể tiếp tục trong những tháng tới làm ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng cá xuất khẩu.

Xuất khẩu cá biển khác trong tháng 3 cũng giảm 28% đạt trên 60 triệu USD, khiến tổng xuất khẩu 3 tháng đầu năm giảm gần 9%. Xuất khẩu mực, bạch tuộc tiếp tục giảm mạnh trên 34% và 3 tháng giảm 22% chỉ đạt khoảng trên 100 triệu USD.

Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu quí I/2013
ĐVT: triệu USD

SẢN PHẨM

Tháng 3/2013 (GT)

KN 3T/2013

Tăng, giảm KN T3/2013 so với tháng 3/2012 (%)

Tăng, giảm KN 3T/2013 so với 3T/2012 (%)

TỔNG CỘNG

482,445
1.260,987
-10,7
-4,8
Tôm các loại (mã HS 03 và 16)
182,433
424,697
+2,3
-2,6

trong đó:   - Tôm chân trắng

61,913
154,142
+5,8
+5,4

                 - Tôm sú

104,012
230,711
+5,9
-1,9
Cá tra (mã HS 03 và 16)
135,014
388,493
-16,1
-8,7
Cá ngừ (mã HS 03 và 16)
55,570
154,071
-0,1
+18,8

trong đó:   - Cá ngừ mã HS 16

21,550
54,586
+25,2
+44,4

                 - Cá ngừ mã HS 03

34,020
99,485
-11,5
+8,2

Cá các loại khác (mã HS 0301 đến 0305 và 1604, trừ cá ngừ, cá tra)

64,616
170,484
-23,1
-6,5
Nhuyễn thể (mã HS 0307 và 16)
39,587
105,745
-26,6
-18,8

trong đó:  - Mực và bạch tuộc

32,555
87,202
-29,8
-23,0

                - Nhuyễn thể hai mảnh vỏ

6,904
18,061
-9,3
+7,1

Cua, ghẹ và Giáp xác khác (mã HS 03 và 16)

5,225
17,496
-30,2
-14,4
 
 

Nguồn:Vinanet