menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2012

16:14 24/10/2012
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2012 cả nước xuất khẩu 673.482 tấn, thu về 302,96 triệu USD; đưa tổng lượng gạo xuất khẩu 9 tháng đầu năm lên 6,23 triệu tấn, trị giá 2,82 tỷ USD (tăng 5% về lượng nhưng do giá giảm so với năm ngoái nên kim ngạch giảm nhẹ 4,97% so với cùng kỳ). Dự báo trong năm 2012, xuất khẩu gạo cả năm nay có thể đạt 7,5 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay.

(Vinanet) Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2012 cả nước xuất khẩu 673.482 tấn, thu về 302,96 triệu USD; đưa tổng lượng gạo xuất khẩu 9 tháng đầu năm lên 6,23 triệu tấn, trị giá 2,82 tỷ USD (tăng 5% về lượng nhưng do giá giảm so với năm ngoái nên kim ngạch giảm nhẹ 4,97% so với cùng kỳ). Dự báo trong năm 2012, xuất khẩu gạo cả năm nay có thể đạt 7,5 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay.

Trung Quốc và Philippine là 2 thị trường dẫn đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam. 9 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập 1,71 triệu tấn gạo, trị giá 730,45 triệu USD, chiếm 27,52% về lượng và chiếm 25,92% về giá trị; thị trường Philippines cũng nhập 1,04 triệu tấn gạo từ Việt Nam, trị giá 442,61 triệu USD (chiếm 16,65% về lượng và chiếm 15,71% về trị giá). Tiếp sau đó là các thị trường nhập khẩu trên 100 triệu USD các loại gạo từ Việt Nam như:  Malaysia  285,76triệu USD, Bờ biển Ngà 196,4 triệu USD, Indonesia 173,09triệu USD, Gana 124,77 triệu USD.

Các thị trường đạt mức tăng trưởng mạnh về kim ngạch trong 9 tháng đầu năm gồm có: dẫn đầu là Trung Quốc tăng tới 409%, tiếp đến Nam Phi 278,7%, Hoa Kỳ tăng 223,2%, U.A.E tăng 168%, Hà Lan 127,7%.

 

Thị trường xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2012

 
 
Thị trường
T9/2012
9T/2012

% tăng, giảm T9/2012 so với T9/2011

% tăng, giảm 9T/2012 so với cùng kỳ

Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá

Tổng cộng

673.482
302.960.589
6.231.121
2.818.099.144
+48,17
+19,72
+5,00
-4,97
Trung Quốc
146.084
65.477.111
1.714.778
730.449.346
+1008,54
+784,27
+502,23
+409,11
Philippines
156.498
63.033.340
1.037.592
442.609.040
+633,36
+433,94
+13,05
-0,52
Malaysia
32.868
17.268.240
541.632
285.757.765
+2977,53
+2274,62
+36,12
+36,84
Bờ biển Ngà
94.019
39.448.443
464.855
196.401.490
+569,89
+448,07
+65,66
+48,93
Indonesia
1.875
1.013.500
325.137
173.089.741
-99,16
-99,16
-72,55
-71,92
Gana
48.250
22.229.920
262.578
124.767.825
+375,09
+224,74
+100,89
+73,91
Singapore
23.425
11.807.140
200.352
97.866.524
+3,55
-5,42
-36,09
-37,38
Hồng Kông
20.774
12.159.894
149.338
85.428.263
+112,37
+100,52
+27,87
+28,16
Senegal
71
61.988
178.096
64.069.361
-98,11
-96,71
-56,30
-61,98
Đài Loan
5.773
3.083.052
93.150
43.027.155
+20,47
+2,76
+28,03
+12,57
Angola
6.033
2.821.190
96.502
42.945.794
+470,23
+311,19
+72,78
+60,78
Angieri
4.250
1.948.000
64.268
29.459.634
+112,50
+85,57
+75,84
+60,33
Hoa Kỳ
2.262
1.379.554
54.244
23.139.051
+24,77
+18,00
+378,81
+223,23
Đông Timo
10.600
4.532.929
42.305
17.988.128
*
*
+100,88
+84,79
Nam Phi
4.925
2.473.625
32.025
15.684.350
+1331,69
+1062,96
+296,25
+278,72
Bỉ
1.753
668.636
27.620
11.222.174
+49,57
+30,80
+141,16
+85,03
Brunei
286
234.520
9.612
5.652.110
-79,28
-72,51
-20,36
-18,74
Nga
1.625
770.025
9.141
4.290.081
-76,85
-80,08
-75,84
-78,20

Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất

1.029
593.021
6.825
4.160.240
+192,33
+141,44
+180,40
+168,12
Ucraina
575
330.775
6.051
2.973.856
+159,01
+124,86
-21,46
-26,46
Australia
414
289.739
3.926
2.835.886
-35,51
-37,02
-30,57
-24,10
Hà Lan
470
300.815
3.611
2.183.321
+1707,69
+1311,68
+119,25
+127,67
Chi Lê
0
0
3.928
1.821.690
*
*
*
*
Pháp
35
23.555
1.928
1.113.831
-69,30
-69,84
+57,52
+64,52
Thổ Nhĩ Kỳ
52
34.320
2.175
925.239
+1,96
+18,06
-95,70
-96,72
Tây BanNha
50
25.250
1.478
819.395
*
*
+37,23
+30,30
Italia
200
107.000
1.390
766.200
+100,00
+77,45
+40,12
+36,58
Ba Lan
0
0
945
543.065
*
*
-64,54
-55,88

Hiện nay, giá gạo trong nước và xuất khẩu đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể do nhu cầu nhập khẩu từ Indonesia và Campuchia tăng. Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục gặp nhiều thuận lợi.

Theo VFA, tình hình đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo đang diễn ra khá tốt, nhờ đó đã kéo theo giá gạo xuất khẩu tăng. Giá chào bán gạo Việt Nam hiện đang liên tục tăng. Cụ thể, gạo 5% tấm, giá sàn xuất khẩu hiện ở mức 460 USD/tấn, gạo 10% tấm 455 USD/tấn, gạo 15% tấm giá 445 USD/tấn; gạo 25% tấm giá 435USD/tấn. Một nguyên nhân nữa khiến giá gạo xuất khẩu tăng trong thời gian qua là do giá gạo tại đồng bằng sông Cửu Long đang thấp hơn giá gạo của Thái Lan, do đó, các tiểu thương vùng biên giới đã đẩy mạnh thu mua gạo trắng và tấm để xuất khẩu. Bên cạnh đó, nguồn cung cũng đang dần hạn hẹp nên các nhà nhập khẩu Thái Lan đã quay sang nhập gạo Việt Nam để đáp ứng các hợp đồng đã ký trước đó.

VFA cho biết, hiện nay, cơ hội để Việt Nam xuất khẩu gạo giá cao là rất khả quan khi các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia đang muốn nhập khẩu gạo của Việt Nam. Mới đây, tổng Giám đốc Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) Trương Thanh Phong cho biết Vinafood 2 vừa ký với Bulog, cơ quan hậu cần của Indonesia, hợp đồng tập trung cung cấp 300.000 tấn gạo loại 15% tấm. Thời gian giao hàng từ cuối tháng 10 đến cuối năm 2012. Đây cũng là thời điểm thu hoạch lúa thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long.

Cơ hội trong những tháng cuối năm

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, từ nay đến cuối năm Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo do nguồn cung cấp tại một số thị trường xuất khẩu của Việt Nam như Trung Quốc, Philippine, Pakistan, Indonesia, Ấn Độ và Bangladesh bị hạn chế bởi ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết. Bên cạnh đó, hiện nay số lượng gạo trong nước có nhu cầu xuất khẩu cũng còn lại không nhiều trong khi các nhà nhập khẩu từ châu Á lại đang có nhu cầu mua gạo với số lượng lớn để phục vụ dịp cuối năm. Do đó, thị trường xuất khẩu gạo những tháng cuối năm sẽ rất sôi động.

Cũng theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi, trong đó điển hình là thị trường Trung Quốc, trong 9 tháng năm 2012, doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc 1,9 triệu tấn gạo và trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Ngoài ra, xuất khẩu gạo sang khá nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng cao như: Hoa Kỳ, Nam Phi, Bỉ, Angiêri, UAE… Với lợi thế về những thị trường tiềm năng đang từng bước được mở rộng nên cơ hội bán gạo vào các thị trường này vẫn còn rất lớn…

Cùng với tiềm năng lớn của thị trường xuất khẩu gạo, giá lúa trong nước vẫn khá ổn định. Cụ thể, giá lúa khô tại kho khu vực đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động từ 5.600 – 5.700 đ/kg, lúa dài khoảng 5.800 – 5.900 đ/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.600 – 7.700 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.500 – 7.600 đ/kg tùy chất lượng và địa phương… do đó, đây chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh thu mua lúa gạo trong dân nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, gạo cấp thấp của Việt Nam vẫn chiếm khá nhiều nên khi xuất khẩu thường bị ép giá. Để đảm bảo giá xuất khẩu luôn ổn định và ở mức cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có khuyến báo bà con nông dân nên chuyển hướng sang thị trường gạo cao cấp để phục vụ nhu cầu của thị trường quốc tế.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương cần tích cực đẩy mạnh quy hoạch sản xuất lúa hàng hóa, xây dựng chuỗi giá trị khép kín trong sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng chất lượng gạo Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần phải tập trung vào phát triển vùng nguyên liệu để tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời xây dựng thương hiệu gạo để tăng lợi thế trên thị trường thế giới, làm được như vậy không chỉ tạo ra cơ hội tốt cho doanh nghiệp trong đẩy mạnh xuất khẩu mà còn nâng cao tính cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

 

Nguồn:Vinanet