menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường xuất khẩu gạo quí I/2012

17:06 20/04/2012

Tình hình xuất khẩu gạo tiếp tục khởi sắc trong tháng 3, với mức tăng 34,54% về lượng và tăng 26,81% về kim ngạch so với tháng 2; đưa tổng lượng gạo xuất khẩu cả quí I lên 1,31 triệu tấn, tương đương 644,14 triệu USD

Tình hình xuất khẩu gạo tiếp tục khởi sắc trong tháng 3, với mức tăng 34,54% về lượng và tăng 26,81% về kim ngạch so với tháng 2; đưa tổng lượng gạo xuất khẩu cả quí I lên 1,31 triệu tấn, tương đương 644,14 triệu USD (so với cùng kỳ vẫn bị giảm mạnh 32,28% về lượng và giảm 33,64% về kim ngạch). Kim ngạch xuất khẩu gạo chiếm 25,97% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Lượng gạo xuất khẩu giảm mạnh trong ba tháng đầu năm là do lượng tồn kho của các quốc gia nhập khẩu gạo của Việt Nam vẫn ở mức cao, chủ yếu ở những quốc gia châu Phi. Bên cạnh đó, những quốc gia nhập khẩu gạo của Việt Nam đã nhập đủ số lượng trong năm 2012 và chưa có kế hoạch nhập khẩu mới trong năm nay. Cụ thể, Malaysia đã ký hợp đồng đủ kế hoạch và chờ giao hàng đến hết năm 2012. Indonesia đã nhập đủ kế hoạch và chưa đưa ra kế hoạch nhập khẩu mới trong năm nay. Một số quốc gia nhập khẩu gạo khác như Bangladesh đã chuyển nguồn cung nhập khẩu gạo giá rẻ từ Việt Nam sang Ấn Độ, do cuối năm 2011, khi các quốc gia này đưa ra kế hoạch nhập khẩu gạo cho năm 2012, giá gạo Việt Nam còn ở mức cao.

Bộ Công Thương nhận định tình hình xuất khẩu gạo trong năm 2012 của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu cao hơn so với nhu cầu tiêu thụ gạo toàn cầu. Nguồn cung gạo năm 2012 được dự báo tăng cao do lượng gạo gối đầu chuyển từ năm 2011 sang (khoảng 151 triệu tấn, chiếm 32% sản lượng tiêu dùng gạo toàn cầu và tăng 30% so với cùng kỳ), và dự báo vụ mùa bội thu tại các nước sản xuất. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước đang có xu hướng chững lại. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không có giải pháp mạnh, gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó giữ được vị trí dẫn đầu như những năm qua.

Hiệp hội Lương thực VFA cho biết, tuy XK những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, nhưng XK gạo của Việt Nam vẫn làm chủ được thị trường và vẫn đang tiếp tục đàm phán với các đối tác NK gạo lớn như châu Phi và Trung Đông. Hiện tại, một số thị trường NK gạo lớn như: Malaysia, Philippines, Trung Quốc… đã kí hợp đồng NK gạo của nước ta với số lượng lớn, vì vậy có thể khảng định XK gạo vẫn sẽ ổn định từ nay đến cuối năm.

Xuất khẩu gạo sang Indonesia trong tháng 3 mặc dù bị sụt giảm mạnh gần 55% cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước đó, nhưng cộng chung cả quí I vẫn dẫn đầu thị trường với 239.073 tấn, tương đương 130,04 triệu USD (chiếm 18,29% về lượng và chiếm 20,19% kim ngạch); so với cùng kỳ vẫn giảm 65,09% về lượng và giảm 62,09% về kim ngạch.

Trong tháng 3, thị trường Trung Quốc đạt mức tăng ấn tượng với 531,5% về lượng và tăng 434,4% về kim ngạch so với tháng trước đó; nên đã đẩy lượng gạo xuất sang Trung Quốc cả quí I lên 292.352 tấn, trị giá 129,38 triệu USD – lên vị trí thứ 2 thị trường (chiếm 22,37% về lượng và chiếm 20,09% kim ngạch) và cũng đạt mức tăng mạnh 318,53% về lượng và 255,52% về kim ngạch so cùng kỳ. Thị trường Trung Quốc đã giúp giữ vững giá gạo Việt Nam trong quý I, hiện đây vẫn đang là khách hàng có nhu cầu nhập nhiều gạo Việt Nam vì lợi thế cạnh tranh về giá, chất lượng tốt. Dù không dự liệu được chính xác Trung Quốc sẽ còn nhập bao nhiêu, nhưng theo Hiệp hội lương thực VN, Trung Quốc vừa đưa ra thông tin cho thấy nhu cầu còn rất lớn bởi hiện Trung Quốc có tới 60% người dân ăn gạo, trong khi đó cách đây 15 năm có 52% người dân nước này ăn gạo, 48% ăn bột mì.

Thị trường Malaysia xuống vị trí thứ 3 trong quí I với 199.985 tấn, tương đương 110,05 triệu USD (chiếm 15,3% về lượng và chiếm 17,09% kim ngạch), tăng 67,64% về lượng và tăng 83,38% kim ngạch so cùng kỳ.

Với thị trường Philipines, mặc dù đã có thông báo ngừng nhập khẩu gạo nhưng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường trong nước, đây không phải là một tin bất ngờ đối với Việt Nam. Phía Philippines đã thông báo chủ trương ngừng nhập khẩu gạo từ năm 2010 với Việt Nam cũng như các nước xuất khẩu gạo khác. Bộ Công thương đã thông báo cho các doanh nghiệp để lên kế hoạch chuẩn bị, chủ động trong việc tìm thị trường đầu ra. Bộ Công thương cũng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan khác tìm kiếm, xây dựng thị trường xuất khẩu gạo thay thế như Trung Đông, Châu Phi, Trung Quốc; đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu gạo cao cấp sang Hồng Kông và Đài Loan.  Philippines vốn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng kim ngạch nhập khẩu đã giảm mạnh trong những năm gần đây theo chủ trương tự chủ về lương thực. Năm 2010, Philippines nhập khẩu 2,45 triệu tấn gạo, năm 2011 nhập khẩu 860.000 tấn và năm 2012 chỉ còn nhập khoảng 500.000 tấn.

Mặc dù xuất khẩu gạo trong cả quí I sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, nhưng vẫn có một số thị trường đạt mức tăng trưởng mạnh về lượng và kim ngạch với mức tăng lần lượt như: Bỉ (tăng 644,8% và 815,5%); Hà Lan (tăng 643,8% và 632,4%); Trung Quốc (tăng 318,5% và 255,5%); Pháp (tăng 104% và 90%); Italia (tăng 113,4% và 88,2%). Ngược lại, các thị trường có độ sụt giảm mạnh từ 60 – 80% cả về lượng và kim ngạch gồm có: Philipines, Tây Ban Nha, Cu Ba, Nga, Indonesia.       

Thị trường xuất khẩu gạo quí I/2012
 
 
 
Thị trường
 
T3/2012
 
3T/2012
 

%Tăng, giảm T3/2012 so với T2/2012

 

%Tăng, giảm 3T/2012 so với cùng kỳ

Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(%)
Trị giá
(%)
Lượng
(%)
Trị giá
(%)
Tổng cộng
603.883
278.782.798
1.307.105
644.144.554
+34,54
+26,81
-32,28
-33,64
Indonesia
32.499
16.170.649
239.073
130.044.039
-54,81
-54,87
-65,09
-62,09
Trung Quốc
249.500
107.419.733
292.352
129.383.220
+531,49
+434,36
+318,53
+255,52
Malaysia
84.100
44.176.060
199.985
110.047.097
+14,70
+11,72
+67,64
+83,38
Singapore
15.262
7.465.089
71.509
34.421.779
-63,16
-61,16
-25,34
-29,26
Hồng Kông
13.007
8.132.923
48.219
27.178.185
-51,93
-42,24
+41,16
+34,81
Cu Ba
23.750
10.839.500
47.750
22.169.420
-1,04
-4,33
-69,53
-73,95
Bờ biển Ngà
27.437
11.505.845
49.087
21.519.345
+30,65
+20,95
*
*
Đài Loan
5.949
2.549.380
42.820
19.718.612
-73,50
-75,12
+62,75
+49,69
Gana
14.866
7.952.579
36.337
18.464.152
-8,21
+6,99
*
*
Senegal
1.071
510.563
35.821
13.426.813
-96,68
-95,64
*
*
Angieri
10.683
4.739.784
21.868
10.185.409
+104,26
+90,96
*
*
Angola
2.508
1.328.107
14.521
6.980.931
-77,53
-73,85
*
*
Philippines
5.460
2.272.740
9.015
4.171.975
+328,24
+259,40
-80,92
-86,05
Hoa Kỳ
2.157
1.250.411
4.990
3.189.991
+20,10
+3,57
*
*
Đông Timo
123
73.480
5.973
2.761.741
-96,85
-95,87
-42,90
-46,05
Nga
2.019
990.789
4.094
1.972.721
-0,30
+4,63
-65,20
-66,63
Brunei
976
624.320
2.906
1.720.190
-23,75
-13,84
-35,76
-31,66
Bỉ
490
235.200
3.724
1.702.750
-81,82
-80,76
+644,80
+815,46

Nam Phi

3.025
1.366.625
3.141
1.459.335
+4101,39
+2607,80
-6,24
-15,16
Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất
371
244.080
986
659.600
+79,23
+84,14
+19,66
+26,94
Australia
278
201.665
806
606.496
+18,80
+16,84
-56,48
-48,66
Hà Lan
656
375.850
952
559.910
+234,69
+214,36
+643,75
+632,41
Ucraina
527
263.460
952
509.810
+31,75
+13,34
-9,85
-11,73
Chi Lê
875
389.375
1.025
458.875
+483,33
+460,25
*
*
Italia
100
49.500
525
292.375
-76,47
-79,62
+113,41
+88,22
Pháp
67
44.234
396
273.482
-58,13
-60,79
+104,12
+90,14
Thổ Nhĩ Kỳ
525
231.125
600
273.075
+425,00
+349,66
*
*
Ba Lan
187
90.465
405
228.765
-14,22
-34,59
0,00
+22,23
Tây BanNha
48
36.480
123
78.805
-4,00
+27,11
-78,42
-75,42

(vinanet-T.T)

Nguồn:Vinanet