(Vinanet) Giày dép luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới trong nhiều năm gần đây. Trong năm 2012 xuất khẩu nhóm hàng này đạt kỷ lục 7,26 tỷ USD. Tính đến hết quý I-2013, nhóm hàng giày dép vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tốt.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm 2013 đến hết tháng 3-2013, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 1,73 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2012. Riêng tháng 3 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 537,11 triệu USD, tăng 12,38% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, nhóm hàng giày dép vẫn tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, và là 1 trong 10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch đạt 1 tỷ USD trong quý I-2013.
Trong 3 tháng năm 2013, xuất khẩu giày dép sang thị trường EU là 573 triệu USD, tăng 8,4% và chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 545,25 triệu USD, tăng 24,04%; sang Nhật Bản đạt 101,41 triệu USD, tăng 12,5%; sang Trung Quốc đạt 89,53 triệu USD, tăng 8,27%;... so với cùng kỳ năm 2012.
Thị trường tiêu thụ giày dép của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2013
ĐVT:USD
Thị trường
|
T3/2013
|
3T/2013
|
% tăng, giảm KN T3/2013 so với T3/2012
|
% tăng,giảm KN 3T/2013 so với cùng kỳ
|
Tổng cộng
|
537.109.973
|
1.731.510.265
|
+12.38
|
+16.10
|
Hoa Kỳ
|
187.251.022
|
545.246.748
|
+18,20
|
+24,04
|
Anh
|
35.067.600
|
107.470.020
|
+5,93
|
+4,96
|
Bỉ
|
32.281.176
|
105.003.000
|
+24,59
|
+19,14
|
Nhật Bản
|
35.244.670
|
101.408.358
|
+22,56
|
+12,50
|
Trung Quốc
|
28.854.651
|
89.528.054
|
+28,46
|
+8,27
|
Đức
|
18.522.240
|
84.345.416
|
-7,66
|
-0,20
|
Hà Lan
|
24.673.642
|
73.271.472
|
+34,65
|
+18,19
|
Tây Ban Nha
|
21.561.601
|
67.179.590
|
+21,32
|
+28,35
|
Brazil
|
15.492.964
|
65.570.021
|
-19,54
|
+24,24
|
Hàn Quốc
|
21.729.870
|
60.096.590
|
+35,45
|
+28,60
|
Mêhicô
|
15.326.111
|
50.669.411
|
+5,47
|
+14,41
|
Italia
|
9.528.754
|
46.078.110
|
-20,11
|
+2,34
|
Pháp
|
11.082.425
|
36.827.186
|
-22,51
|
-21,10
|
Canada
|
6.238.764
|
27.009.356
|
-20,35
|
+22,33
|
Panama
|
7.329.677
|
24.770.186
|
+35,73
|
+11,08
|
Hồng Kông
|
6.675.245
|
22.066.474
|
+1,39
|
+26,96
|
Australia
|
6.551.497
|
19.763.060
|
+34,39
|
+17,01
|
Nga
|
4.409.238
|
17.793.569
|
+98,12
|
+26,46
|
Nam Phi
|
3.314.911
|
16.255.948
|
+10,21
|
+28,90
|
Đài Loan
|
5.875.631
|
16.114.662
|
-16,74
|
+11,26
|
Slovakia
|
1.403.287
|
10.917.956
|
-16,53
|
+58,34
|
Achentina
|
1.745.900
|
10.197.825
|
-28,23
|
+26,71
|
Thuỵ Điển
|
1.208.334
|
10.119.231
|
-45,56
|
+22,02
|
Chi Lê
|
2.457.949
|
9.564.358
|
+68,59
|
+11,93
|
Áo
|
3.659.882
|
9.555.771
|
+3,29
|
+0,21
|
Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
|
4.162.514
|
9.532.934
|
+37,98
|
+26,66
|
Đan Mạch
|
1.952.710
|
7.617.117
|
+3,31
|
+20,22
|
Malaysia
|
1.912.869
|
7.399.784
|
+42,47
|
+20,19
|
Singapore
|
2.976.973
|
7.355.464
|
+48,07
|
+16,26
|
Ấn Độ
|
1.123.096
|
6.581.775
|
+29,48
|
+48,95
|
Thái Lan
|
1.711.538
|
5.724.902
|
+19,26
|
+53,10
|
Philippines
|
1.266.323
|
5.481.481
|
+40,63
|
+24,06
|
Thuỵ Sĩ
|
922.777
|
5.063.518
|
-44,11
|
-0,43
|
Indonesia
|
1.784.359
|
4.864.620
|
+25,93
|
-5,68
|
NewZealand
|
1.527.639
|
4.359.428
|
+34,14
|
+46,12
|
Séc
|
482.925
|
4.110.288
|
-87,38
|
-51,10
|
Na Uy
|
1.374.045
|
3.590.540
|
+59,12
|
+78,57
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
1.541.522
|
3.355.138
|
+120,23
|
+8,86
|
Israel
|
1.301.582
|
3.322.666
|
+14,45
|
+34,03
|
Hy Lạp
|
349.457
|
2.901.855
|
-77,06
|
+22,13
|
Ba Lan
|
548.752
|
2.102.156
|
+147,64
|
-57,46
|
Ucraina
|
225.348
|
1.224.340
|
+76,09
|
-15,17
|
Phần Lan
|
333.523
|
1.180.055
|
+22,16
|
+75,73
|
Bồ Đào Nha
|
34.895
|
232.630
|
-65,70
|
-39,97
|
Năm 2012 xuất khẩu nhóm hàng giày dép lập ngưỡng kỷ lục 7,26 tỷ USD, tăng 10,9% (tương ứng tăng 713 triệu USD) so với năm 2011. Xuất khẩu ngành hàng này chiếm tỷ trọng 6,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của cả nước trong năm 2012.
Từ nhiều năm qua, hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo phương thức nhận nguyên liệu gia công cho thương nhân nước ngoài (xuất gia công) và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu.
Cũng theo số liệu thống kê Hải quan nhiều năm qua cho thấy, do tính thời vụ chu kỳ xuất khẩu của giày dép Việt Nam thường có tăng trưởng mạnh vào các tháng 5, 6, 7, 11 và 12; giảm sâu ở các tháng 2 và 9 hàng năm. Tháng 12 có kim ngạch đạt mức kỷ lục với gần 740 triệu USD trong năm 2012, ngược lại tháng 9 kim ngạch thấp nhất trong năm với 462 triệu USD.
Nếu phân theo loại hình kinh tế thì từ nhiều năm qua, xuất khẩu giày dép của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng lớn trên 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của cả nước. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu giày dép của khối này đạt 5,56 tỷ USD, tăng 11,7% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 76,6%. Trong khi đó, con số xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước chỉ là 1,7 tỷ USD, thấp hơn 3,86 tỷ USD so với doanh nghiệp FDI.
EU- thị trường xuất khẩu số 1
Trong năm 2012, Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Brazil là các đối tác lớn nhất nhập khẩu giày dép của Việt Nam. Tổng kim ngạch cộng gộp hàng dệt may xuất sang 5 thị trường này đạt 5,77 tỷ USD, chiếm gần 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.
Trong đó, EU luôn là khu vực thị trường dẫn đầu về nhập khẩu giày dép của Việt Nam với kim ngạch đạt 2,65 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 1,6% so với năm 2011 và chiếm 36,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước. Trong số các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang EU thì hàng giày dép đứng thứ 2 với tỷ trọng chiếm 13,1% (sau hàng điện thoại các loại & linh kiện với tỷ trọng 27,9%).
Xuất khẩu giày dép sang 4 thị trường lớn là Hoa Kỳ (đạt 2,24 tỷ USD), Nhật Bản (đạt 328 triệu USD), Trung Quốc (đạt 301 triệu USD) và Brazil (đạt 249 triệu USD) đều có mức tăng cao hơn mức tăng chung (10,9%) của nhóm hàng này, lần lượt là 17,6%, 31,9%, 19,1% và 37,3%.
Trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang các thị trường Cuba, Australia, Ảrập-Xê út, Pê ru, Newzealand và Colombia tuy không nhiều về quy mô nhưng lại có mức tăng trưởng khá ấn tượng, đạt lần lượt là 107,3%; 38,1%; 35,1%; 45,9%; 41,8% và 58,9%.
Xuất khẩu giày dép sang các thị trường là các thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 2012 cũng đạt mức tăng trưởng khả quan, đạt kim ngạch 111 triệu USD, tăng 14,2% so với năm trước. Hiện nay, trong ASEAN, Singapore, Malaysia và Philippines là 3 thị trường dẫn đầu về nhập khẩu giày dép của Việt Nam với tỷ trọng trên 65%.
Năm 2013, ngành da giày phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 9,7 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2012, trong đó xuất khẩu giày dép sẽ đạt 8 tỷ USD. Dự báo năm 2013, đơn hàng xuất khẩu của ngành sẽ tăng khoảng 20% so với năm ngoái. Đặc biệt, thị trường Nhật Bản hứa hẹn sẽ đóng góp mức tăng trưởng cao cho ngành do từ cuối năm 2012, Hiệp hội Doanh nghiệp Tokyo đã đưa phái đoàn gồm khoảng 10 doanh nghiệp da giày của Nhật Bản sang Việt Nam tìm hiểu thị trường. Hơn 50% doanh nghiệp quyết định sẽ chuyển các đơn hàng nhập khẩu da giày từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam.
Nguồn:Vinanet