menu search
Đóng menu
Đóng

Thông tin về mặt hàng phân bón trong nước và thế giới

15:57 18/03/2009
  • 2 tháng đầu năm 2009, nhập khẩu phân DAP tăng mạnh. Tổng lượng DAP đã nhập về gần 220 ngàn tấn, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ 2008. Tính chung, trong 2 tháng, cả nước đã nhập khoảng 529.000 tấn phân bón các loại, trị giá 169 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng phân bón NK trong 2 tháng đầu năm nay tăng tới 80%, trị giá tăng 66%.
  • Do gặp phải nhiều khó khăn, nhiều loại phân bón SX trong nước đã giảm khá mạnh. Lượng phân lân chỉ bằng 74,1%, phân NPK bằng  53,3% so cùng kỳ 2008. Chỉ riêng phân urê có mức tăng khá là 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nếu so với hồi tháng 1/2009, thì trong tháng 2, lượng urê SX đã giảm tới hơn 27%. Những khó khăn lớn hiện nay đối với sản xuất phân bón trong nước là sản phẩm tiêu thụ chậm, giá than được điều chỉnh tăng.
  • Theo TCty Hóa chất Việt Nam, do tăng giá điện và than giá thành của phân urê sẽ tăng thêm 2.800 đồng/kg và phân lân nung chảy tăng 2.400 đồng/kg.
  • Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua tình trạng sản xuất kinh doanh phân bón trong nước đang trở nên lộn xộn, khó quản lý. Nguyên nhân của tình trạng này là thủ tục cấp phép cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón hoạt động quá dễ cũng như chế tài xử phạt còn quá nhẹ... Để từng bước khắc phục tình trạng trên, trong quý II năm 2009, Bộ sẽ chỉ đạo thực hiện cuộc tổng điều tra toàn bộ 300 DN sản xuất phân bón trong cả nước để đánh giá lại năng lực thực sự của từng DN cũng như khả năng đáp ứng được nhu cầu phân bón của các DN này. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở để ban hành quy chuẩn về sản xuất phân bón và từ đó sẽ làm căn cứ để rà soát lại những DN nào không đáp ứng được tiêu chuẩn. Ngoài ra, Bộ cũng khẳng định sẽ xây dựng sớm chiến lược lâu dài về sử dụng và sản xuất phân bón trong nước từ nay đến năm 2020
  • Nhập khẩu phân bón tháng 2 và hai tháng đầu năm 2009 đã tăng tới gần 80% về lượng và tăng trên 66% về trị giá. Trong đó, phân Urê đã tăng trên 200% về lượng nhập khẩu và 188% về trị giá so với cùng kỳ 2008.
  • Dự báo, năm 2009 sản xuất nông nghiệp cần khoảng 9,3 triệu tấn phân bón các loại, trong đó sẽ nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn.
  • Thị trường Urea granualar nhìn chung ổn định. Đáng lưu ý nhất là việc châu Âu tiếp tục đẩy mạnh ký hợp đồng giao tháng 3/09 vời các nhà cung ứng Urea granular; Venezuela cũng đang cố gắng tiếp tục tiếp cận thị trường châu Âu và Braxin. Giá chào bán Urea granualr giao ngay cho khách mua Braxin hiện vào khoảng 290 USD/tấn (FOB). Sự ổn định hiện nay của thị trường Urea granular chỉ mang tính tạm thời.
  • Thị trường Urea prilled cũng khá ổn định, giá vẫn ở mức thấp. Giá urea prilled xuất xứ từ Rumani đạt bình quân khoảng 305 USD/tấn, FOB; xuất xứ từ Địa Trung Hải đạt 305 USD/tấn, FOB. Trong khi đó, tại Bắc Phi, giá tương đối yếu hơn, dao động ở mức 275 USD/tấn, FOB. Giá Urea prilled xuất xứ từ các nước Liên bang Xô Viết cũ (FSU) đã được điều chỉnh dựa trên nhu cầu mua ngắn hạn từ Mexico, Việt Nam và Pakistan. Tới quý 2/09, nhu cầu nhập khẩu Urea dự báo sẽ đứng ở mức thấp. Bên cạnh đó, việc Ấn Độ có thể tạm ngừng đặt mua cho tháng 4/09 cũng sẽ tạo sức ép lên thị trường mặt hàng này.
  • Thị trường UAN vẫn ở trạng thái trầm lắng do thiếu vắng các đơn đặt hàng giao tháng 3 và tháng 4/09. Tại châu Âu, giá UAN được chào bán từ 185 USD/tấn (FOB, Baltic) đến 190 USD/tấn (FOB, Rumani).
  • Thị trường Ammonia tương đối nhộn nhịp hơn với nhiều hợp đồng giao hàng tháng 3/09. Giá Ammonia FSU được chào bán ở mức 240 USD/tấn, FOB, mềm hơn so với Ammonia Địa Trung Hải (250 USD/tấn, FOB). Đà đi lên của giá Ammonia trong quí 2/09 có thể sẽ bị hạn chế nhiều do sản lượng tại Mỹ và châu Âu dự báo tăng.

Nguồn:Vinanet