menu search
Đóng menu
Đóng

Tình hình thị trường và nhập khẩu dược phẩm 5 tháng 2014

14:19 01/07/2014

Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 790,7 triệu USD dược phẩm, tăng 334,72% so với cùng kỳ năm 2013. Tính riêng tháng 5/2014, nhập khẩu mặt hàng này là 174,7 triệu USD, giảm 1,7% so với tháng liền kề trước đó.

(VINANET) - Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 790,7 triệu USD dược phẩm, tăng 334,72% so với cùng kỳ năm 2013. Tính riêng tháng 5/2014, nhập khẩu mặt hàng này là 174,7 triệu USD, giảm 1,7% so với tháng liền kề trước đó.

Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ 25 thị trường trên thế giới, trong đó Ấn Độ vẫn là thị trường cung cấp chính mặt hàng dược phẩm cho Việt Nam, chiếm 13,9% thị phần, đạt 110 triệu USD, tăng 387,75% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là thị trường Pháp với kim ngạch 87,9 triệu USD, tăng 207,27%...Tính chung, 10 thị trường chính cung cấp dược phẩm cho Việt Nam chiếm 66,1% thị phần, với tổng kim ngạch đạt 523,4 triệu USD. Trong số 10 thị trường chính cung cấp dược phẩm cho Việt Nam thì nhập khẩu từ thị trường Đức có tốc độ nhập khẩu tăng mạnh nhất, tăng 523,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Nhìn tổng thể, 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường, duy nhất chỉ có một thị trường là có tốc độ tăng trưởng âm, đó là Thổ Nhĩ Kỳ, giảm 60,21%, tương đương với 4,1 triệu USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu dược phẩm 5 tháng 2014 – ĐVT: USD

 
KNNK 5T/2014
KNNK T5/2013
% so sánh
Tổng KNNK
790.785.609
181.908.077
334,72
An Độ
110.099.079
22.572.803
387,75
Pháp
87.924.507
28.614.281
207,27
Đức
80.773.756
12.956.875
523,40
Hàn Quốc
61.972.771
15.966.640
288,14
Anh
46.218.509
8.131.384
468,40
Italia
44.312.651
11.329.150
291,14
Bỉ
28.249.445
5.516.947
412,05
Hoa Kỳ
24.720.656
4.715.547
424,24
Trung Quốc
19.686.229
3.644.161
440,21
Thái Lan
19.520.761
5.173.134
277,35
Ai Len
17.888.071
4.307.858
315,24
Áo
17.689.453
1.718.597
929,30
Oxtrâylia
16.684.714
6.908.340
141,52
Thuỵ Điển
11.832.397
4.960.488
138,53
Tây Ban Nha
11.148.632
2.646.663
321,23
Hà Lan
11.139.379
2.007.324
454,94

Indonesia

11.102.402
2.403.777
361,87
Ba Lan
8.211.332
1.232.359
566,31
Nhật Bản
7.624.981
1.478.143
415,85
Achentina
7.062.974
2.817.880
150,65
Đan Mạch
6.373.283
1.376.523
363,00
Đài Loan
5.669.136
1.754.888
223,05
Malaixia
5.268.074
1.483.118
255,20
Xingapo
5.068.965
1.027.329
393,41
Thổ Nhĩ Kỳ
4.162.672
10.461.671
-60,21
Canada
3.590.004
1.534.177
134,00
Philippin
1.957.787
1.093.849
78,98
Nga
492.956
418.365
17,83

Về thị trường: Với nguồn cung dồi dào, giá thuốc trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm nay nhìn chung ổn định.

Giá thuốc trên thị trường ổn định do giá nhập khẩu thuốc biến động không lớn, bên cạnh đó, nguồn cung thuốc dồi dào và việc giám sát chặt chẽ việc kê khai giá thuốc của cơ quan quản lý nhà nước.

Tình hình thị trường: Giá các mặt hàng thuốc trên thị trường nhìn chung tiếp tục ổn định, nguồn cung hàng hóa vẫn dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân.

Giá bán lẻ trên thị trường của một số mặt hàng thuốc ổn định, cụ thể:

Tên thuốc
Đơn vị tính
Xuất xứ/Nhà SX

Giá bán lẻ (đ/đvt)

Tăng/giảm (%)

Kỳ trước
Kỳ này
Amoxilin nhộng/500mg
vỉ 10 viên
Cty CP Hoá-Dược phẩm Mekophar
6.000
6.000
0%
Hoạt huyết dưỡng não
vỉ 10 viên
Cty CP Traphaco
13.000
13.000
0%
Cảm xuyên khương
vỉ 10 viên
Cty CP DP Yên Bái
6.000
6.000
0%
Kim tiền thảo
vỉ 10 viên
Cty CP DP OPC
11.000
11.000
0%
Berberin
lọ 100 viên

Cty CP Dược trang thiết bị y tế Bình Định (Bidipharm)

3.000-4.000
3.000-4.000
0%
Vitamin B1
lọ 100 viên
Cty CP DP TW1
3.000
3.000
0%
VitaminC
lọ 100 viên
Cty CP DP TW1
5.000
5.000
0%
 
 
 
 
 
 
Cefuroxim 125mg
viên
Cty CP DP Tipharco
4.000
4.000
0%
 
 
 
 
 
 

Ziniat 125

gói

Cty CP DP Trung ương (Vidipha)

15.000
15.000
0%
Zinnat 250mg
viên
Glaxo Operation UK Ltd.
13.000
13.000
0%
 
 
 
 
 
 
Cravit Tab 500
viên
Daichi Pharmaceutical Co.,Ltd
6.000
6.000
0%
Losec 20mg
viên
AstraZeneca Singpore Pte.,Ltd
26.000
26.000
0%

Giá nhập khẩu thuốc: Giá nhập khẩu thuốc có biến động tăng/giảm, trong đó phần lớn các mặt hàng nhập khẩu có giá biến đổi theo xu hướng giảm giá so với kỳ nhập trước như: Ocid 20Mg hộp/1 vỉ x 10 viên nhập từ Ấn Độ có giá 2,4 USD, giảm 28%; Neo-Penotran hộp/2vir x 7 viên nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ có giá 5,02 USD/hộp, giảm 22%; Lenvoday 250 Mg hộp/12 vỉ x 5 viên nhập từ Ấn Độ có giá 23,10 USD/hộp, giảm 6,36%.

Giá nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất thuốc có biến động tăng/giảm, tập trung vào hai thị trường chính là Trung Quốc và Ấn Độ. Giá của một số mặt hàng cụ thể: Cefoperazone Sodium And Sulbactam Sodium (1:1) có giá 510 USD/kg, giảm 32% so với thời điểm tháng 3/2013; DI-Methionine Ep5 có giá 5,5 USD/tấn, giảm 18,7% so với thời điểm tháng 7/2013; Spiramycin Base Ep97 có giá 159,5 USD/kg, giảm 14,7% so với thời điểm tháng 1/2013....

Nguyên nhân: Giá thuốc trên thị trường ổn định do giá nhập khẩu thuốc biến động không lớn, bên cạnh đó, nguồn cung thuốc dồi dào và việc giám sát chặt chẽ việc kê khai giá thuốc của cơ quan quản lý nhà nước.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính

Nguồn:Vinanet