menu search
Đóng menu
Đóng

Tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2009 và dự báo 2010

14:40 06/01/2010
Dù gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2009 vẫn là một năm đầy thành công đối với ngành Dệt may Việt Nam, nằm trong Top đầu mặt hàng xuất khẩu của cả nước (trừ dầu thô), sức tiêu thụ tại thị trường nội địa ngày một gia tăng, từ chỗ phải nhập khẩu, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được nhiều nguyên phụ liệu ra nước ngoài.
Tại thị trường Mỹ, nơi chiếm 55% thị phần xuất khẩu (XK) dệt may của Việt Nam (VN), kim ngạch XK trong năm 2009 chỉ đạt gần 5 tỷ USD, giảm 5% so với 5,4 tỷ USD của năm 2008. Với mức giảm này, dệt may VN vẫn có lợi thế hơn so với các nước XK khác như Tung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan có mức giảm từ 10% - 25%. Trên thực tế, do đơn giá trung bình giảm 10% - 15%, nên tổng kim ngạch XK giảm nhưng khối lượng XK vẫn tăng so với năm 2008.
Đặc biệt, trong năm 2009, XK hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản tăng từ 23% đến 25%. Đây là thành công lớn của ngành Dệt may Việt Nam do Việt Nam và Nhật Bản đã ký hiệp định song phương từ ngày 1/10/2009, thuế suất của hàng dệt may từ Việt Nam vào Nhật Bản được cắt giảm. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu vải có xuất xứ từ các nước có hiệp định thương mại với Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% thay vì 5% đến 10% như trước đây. Thêm vào đó, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đánh giá cao tính ổn định, trình độ tay nghề của công nhân, cũng như chất lượng, mẫu mã phong phú, đa dạng của hàng dệt may Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2009 đạt gần 9,2 tỷ USD, tăng gần 2% so với năm trước.
 
Thống kê xuất khẩu dệt may Việt Nam tháng 11 và 11 tháng đầu năm  2009
Nước xuất khẩu
Tháng 11/2009
11 tháng năm 2009
 
Trị giá (USD)
Tổng
730.280.621
8.184.491.420
Hoa Kỳ
394.775.656
4.507.673.365
Nhật Bản
76.639.256
855.476.009
Đức
31.947.908
352.817.115
Anh
18.933.102
248.654.646
Tây Ban Nha
32.304.758
246.175.071
Hàn Quốc
24.420.636
221.172.032
Đài Loan
16.421.963
199.241.852
Canađa
13.904.444
162.121.420
Pháp
12.212.493
122.547.347
Hà Lan
11.090.914
122.154.906
Italia
7.756.598
92.701.322
Bỉ
8.444.950
91.879.350
Thổ Nhĩ Kỳ
4.877.008
51.967.612
Nga
1.855.280
50.046.862
Mêhicô
2.812.981
49.730.680
Indonêsia
4.262.962
42.770.651
Singapore
5.170.700
42.344.550
Trung Quốc
3.233.537
41.039.235
Séc
2.419.175
36.182.095
Đan Mạch
4.737.484
35.713.827
Hồng Công
2.884.231
31.699.776
Tiểu VQ Arập TN
4.280.779
31.000.933
Thụy Điển
3.725.057
30.759.133
Campuchia
3078277
28.442.230
Ôxtraylia
2.556.999
28.111.744
Áo
2.039.804
27.927.064
Malaysia
2.306.857
25.686.899
Ba Lan
1.232.458
20.525.114
Thái Lan
2.032.793
18.121.712
Philippin
1.379.585
15.776.220
Ấn Độ
769.523
13.733.107
Ucraina
1.108.648
11.783.972
Hungary
215.148
10.970.038
Cuba
 
10.606.685
Thụy Sỹ
552.616
9.553.613
Panama
659.812
9.257.576
Ai cập
981.539
9.163.608
Braxin
998.670
8.963.211
Nam Phi
746.013
8.722.324
Phần Lan
457.563
7.752.058
Hy Lạp
921.388
6.586.777
Nauy
784.156
6.400.566
Lào
655.354
5.717.386
 
Ngành Dệt may Việt Nam cũng đã tiếp cận được thị trường Trung Đông, xuất khẩu vải, khăn bông và phụ liệu sang một số nước như Tiểu vương quốc Arập, Ai Cập, Nam Phi. Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ- vốn là một cường quốc về dệt may, năm nay cũng đã nhập khẩu của Việt Nam số lượng khá lớn, nhất là mặt hàng sợi. Các nước Đông Âu cũ cũng nhập khẩu khá lớn hàng dệt may Việt Nam. Đáng chú ý, nhiều nước trước đây từng giúp Việt Nam về kỹ thuật, giờ rất muốn hợp tác với Việt Nam để phát triển ngành dệt may, điển hình như Nga, hiện đang có chương trình hợp tác với Việt Nam để phát triển ngành dệt may của họ.
 
Năm 2010: Lạc quan hơn
Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) dự đoán, GDP của toàn thế giới trong năm 2010 sẽ tăng khoảng 2,2%. Kinh tế một số nước đã ra khỏi khủng hoảng và bắt đầu hồi phục, nhu cầu tiêu dùng sẽ được cải thiện hơn.
Sản xuất và XK hàng dệt may hy vọng khởi sắc hơn năm 2009. Ngoài ra, do chi phí cao, sản xuất dệt may tại một số khu vực như Nam Mỹ, Carribe và Trung Mỹ, Đông Âu có xu thế giảm sút và chuyển dịch sang châu Á, là nơi có lực lượng lao động dồi dào và chi phí thấp hơn.
Việt Nam đang là một trong những điểm đến hấp dẫn, ưu tiên đầu tư của nhiều công ty, nhà nhập khẩu. Đặc biệt, với năng lực cạnh tranh, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm ngày một cao, Việt Nam đang được các nhà nhập khẩu Mỹ ưa chuộng và tin tưởng đặt hàng. Ngành dệt may VN dự báo, với những dấu hiệu lạc quan này, XK dệt may trong năm 2010 sẽ đạt khoảng 10,5 tỷ USD, đạt tăng trưởng 12%. Hiện nay, nhiều DN đã có đơn hàng sản xuất đến quý II/2010
Trước những cơ hội, thuận lợi trên, ngành dệt may cũng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, vấn đề DN quan tâm hàng đầu chính là việc thiếu lao động. Năm nào cũng vậy, sau tết, tình trạng thiếu lao động lại tiếp diễn và trở thành nỗi lo thường trực cho DN.
Rào cản thương mại tại nhiều nước vẫn tiếp tục đặt ra cho hàng dệt may. Vitas khuyến cáo, đơn giá XK hàng dệt may VN sang Mỹ đã giảm khá mạnh trong năm 2009 (gần 20%) và là nước có mức giảm giá cao nhất trong số các nước XK vào Mỹ. Vì DN phải chấp nhận đơn hàng giá thấp để duy trì sản xuất và giữ người lao động. Điều này có thể sẽ là nguy cơ nếu phía Mỹ tiến hành điều tra chống bán phá giá và đưa ra các rào cản thương mại mới đối với VN, DN nên chú trọng đến việc xây dựng liên kết chiến lược với các khách hàng là những nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn trên thế giới, tham gia vào các chuỗi liên kết của họ nhằm ổn định đơn hàng, tiếp cận kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của họ.
Tiếp tục các giải pháp tinh gọn sản xuất, tiết giảm chi phí đầu vào, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến như chuyền LEAN để nâng cao năng suất và đảm bảo đời sống người lao động.

Nguồn:Vinanet