(VINANET) - Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 8/2014, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nga với kim ngạch 157,8 triệu USD, giảm 3,7% so với tháng 7/2014, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga là 1,12 tỷ USD, giảm 8,84% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại các loại và linh kiện vẫn là mặt hàng chính xuất khẩu sang Nga, chiếm 39% tổng kim ngạch, tương đương với 439,9 triệu USD, giảm 16,2% so với 8 tháng 2013.
Dệt may là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ hai, đạt 98,8 triệu USD, tăng 11,57%. Tính riêng tháng 8/2014, Việt Nam đã xuất khẩu 10,6 triệu hàng dệt may sang Nga, giảm 27,5% so với tháng liền kề trước đó. Trong tháng 8/2014, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Nga là găng tay, áo sơ mi nam, váy nữ, áo jacket trong đó mặt hàng găng tay có lượng xuất khẩu lớn với đơn giá trung bình khoảng 18,8 USD/đôi, FOB, Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) và Tân cảng Hải Phòng.
Tham khảo một số chủng loại hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nga trong tháng 8/2014
Chủng loại
|
ĐVT
|
Đơn giá (USD)
|
Cảng, cửa khẩu
|
PTTT
|
Găng tay GL TIME BREAKER BLACK
|
đôi
|
21,22
|
Tân cảng Hải Phòng
|
FOB
|
Găng tay BIONNASSAY XWARM GLOVE TB
|
đôi
|
16,45
|
Cảng Cát Lái (HCM)
|
FOB
|
áo sơ mi nam dài tay
|
cái
|
12,93
|
Đình Vũ Nam Hải
|
FOB
|
Váy nữ
|
cái
|
10,67
|
Cảng Cát Lái (HCM)
|
FOB
|
áo Jacket nam (ba lớp)/ 61002 (006-162)
|
cái
|
32,50
|
Cảng Hải Phòng
|
FOB
|
(Nguồn: TCHQ)
Ngoài hai mặt hàng chính kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang Nga các mặt hàng khác như cà phê, giày dép, hạt điều, rau quả, hạt tiêu…
Nhìn chung, 8 tháng 2014 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga đều tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng, số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương chiếm trên 65%, trong đó mặt hàng xăng dầu có tốc độ tăng tưởng mạnh nhất, tăng 690,31% so với cùng kỳ.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang Nga 8 tháng 2014 – ĐVT: USD
Mặt hàng
|
KNXK 8T/2014
|
KNXK 8T/2013
|
% so sánh +/- kim ngạch
|
Tổng KN
|
1.126.456.185
|
1.235.696.153
|
-8,84
|
điện thoại các loại và linh kiện
|
439.902.594
|
524.938.136
|
-16,20
|
hàng dệt, may
|
98.896.073
|
88.641.635
|
11,57
|
cà phê
|
89.336.051
|
60.156.112
|
48,51
|
giày dép các loại
|
55.808.810
|
61.170.709
|
-8,77
|
máy vi tính, sph điện tử và linh kiện
|
51.909.349
|
128.156.811
|
-59,50
|
hàng thủy sản
|
45.625.769
|
45.064.911
|
1,24
|
hạt điều
|
32.203.540
|
38.395.188
|
-16,13
|
hàng rau quả
|
27.310.950
|
21.395.071
|
27,65
|
hạt tiêu
|
23.162.038
|
19.322.740
|
19,87
|
xăng dầu các loại
|
19.432.334
|
2.458.820
|
690,31
|
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
13.742.503
|
9.054.087
|
51,78
|
chè
|
12.393.148
|
12.231.588
|
1,32
|
máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng khác
|
11.583.706
|
7.962.238
|
45,48
|
gạo
|
10.245.264
|
27.917.134
|
-63,30
|
sắt thép các loại
|
9.950.662
|
6.405.371
|
55,35
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
7.536.756
|
6.783.396
|
11,11
|
bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc
|
6.576.948
|
6.598.843
|
-0,33
|
gỗ và sản phẩm gỗ
|
5.706.490
|
4.423.698
|
29,00
|
cao su
|
4.753.444
|
6.909.838
|
-31,21
|
sản phẩm gốm, sứ
|
2.664.062
|
2.599.855
|
2,47
|
sản phẩm mây, tre, cói thảm
|
1.906.313
|
6.994.383
|
-72,75
|
Đối với mặt hàng thủy sản, để tăng cường mặt hàng này xuất khẩu sang Nga, các doanh nghiệp Việt cần phải cơ cấu lại hoạt động.
Việc Nga dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này dự báo sẽ khả quan hơn song đây không phải là thị trường xuề xòa, đơn giản.
Tính không ổn định của thị trường Nga như một rào cản, ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Cuối năm 2011, Chính phủ Nga thực hiện gói giải pháp bình ổn giá thị trường thủy sản nội địa và thiết lập các điều kiện nhằm giảm nhập khẩu thủy sản. Nga bằng mọi cách mua cá hồi và cá minh thái để ngăn biến động giá cả và ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp. Quý I-2012, nhập khẩu thủy sản vào Nga giảm 32%, đóng góp vào mục tiêu chiến lược giai đoạn 2013-2014, tăng tỷ lệ thủy sản nội địa lên 80% và lượng nhập khẩu về 20%. Chính sách giảm nhập khẩu thủy sản này của Nga tác động lớn đến xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Việc Chính phủ Nga tăng cường các biện pháp kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản đã tạo ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ điển hình, cuối năm 2008 khi Cục Kiểm dịch động, thực vật Liên bang Nga đột ngột ban hành lệnh cấm nhập khẩu cá tra Việt Nam vì cho rằng thủy sản Việt Nam không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Hàng trăm container cá dồn ứ tại các cảng của Nga trong khi doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn phải thanh toán các chi phí logistics.
Nga là thị trường lớn song cũng rất độc lập, không công nhận quy chuẩn của bất cứ thị trường nào khác. Đại diện Công ty Chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay 4/7 DN đạt tiêu chuẩn chất lượng sang châu Âu nhưng cơ quan kiểm nghiệm tiêu chuẩn của Nga chỉ cấp cho 2 giấy phép.
Thực tế trên khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không mặn mà với thị trường Nga. Một số doanh nghiệp của Việt Nam phàn nàn thủ tục hải quan của Nga còn rườm rà, chưa theo thông lệ quốc tế. Các doanh nghiệp của Nga mua bán với doanh nghiệp nước ngoài hầu như không thông qua hệ thống ngân hàng tại Nga, không mở L/C.
Họ chỉ trả trước 20-30% giá trị lô hàng thông qua các ngân hàng của Mỹ, châu Âu. Điều này tạo ra nhiều khó khăn cho bên bán hàng là các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu xảy ra khủng hoảng hoặc đồng Rup mất giá so với USD, khách hàng Nga mất khả năng thanh toán khi đến hạn, thì họ thường trả lại hàng hoặc yêu cầu giảm giá, nên thiệt hại luôn thuộc về doanh nghiệp Việt Nam. Đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam mất trắng hàng triệu USD khi rơi vào một trong các tình huống trên.
Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) chính thức dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản, áp dụng hồi tháng 1-2014 vào thị trường Nga và Liên minh Hải quan, gồm Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan, đối với 7 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam. Động thái này từ phía Nga sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hải sản, đặc biệt là cá tra sang thị trường này, đặc biệt trong bối cảnh Nga cấm nhập khẩu thủy sản từ EU, Mỹ, Na Uy, Canada và Australia từ ngày 7-8-2014.
Việt Nam, Nga và Liên minh Hải quan đang tiến hành đàm phán Hiệp định thương mại tự do. Nếu hiệp định này càng chậm được ký thì các rào cản về thủ tục hải quan vẫn chưa được dỡ bỏ, doanh nghiệp hai nước còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục xuất nhập khẩu. Vì vậy, Chính phủ các bên cần có biện pháp cụ thể và thiết thực trong việc cung cấp các giấy tờ thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu.
Trong khi chờ đợi các giải pháp vĩ mô được thực thi, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chú ý đến quy trình nuôi trồng, thu hoạch, đánh bắt hải sản, theo quy chuẩn chất lượng của Liên bang Nga. Doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường hợp tác với doanh nghiệp của Nga trong việc tháo rỡ những rào cản về ngôn ngữ, thủ tục giấy tờ và phương thức thanh toán.
Nguồn: Vinanet/Báo Hải quan
Nguồn:Vinanet