menu search
Đóng menu
Đóng

Tình hình xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 5 tháng 2014

15:36 04/07/2014

Tính từ đầu năm cho đến tháng 5/2014, Việt Nam đã thu về từ thị trường Trung Quốc 6,1 tỷ USD, tăng 25,07% so với cùng kỳ năm trước.

(VINANET) – Tính từ đầu năm cho đến tháng 5/2014, Việt Nam đã thu về từ thị trường Trung Quốc 6,1 tỷ USD, tăng 25,07% so với cùng kỳ năm trước. Trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian này, mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có kim ngạch cao nhất, 766,1 triệu USD, chiếm 12,3% thị phần, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước lại giảm 17,81%.

Mặt hàng có kim ngạch lớn thứ hai là dầu thô đạt 602,4 triệu USD, tăng 336,19%...

Đáng chú ý, trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2013, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có thêm các mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phân, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ, sản phẩm mây tre cói thảm, vải mành vải kỹ thuật, nguyên phụ liệu dệt may da giày – trong số những mặt hàng này kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da giày đạt kim ngạch cao nhất với 32,4 triệu USD.

Tính chung, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian này đều tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng, số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương chiếm trên 75%, theo đó xuất khẩu hàng phương tiện vận tải và phụ tùng tăng mạnh nhất, tăng 763,44%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 5 tháng 2014 – ĐVT: USD

 
KNXK 5T/2014
KNXK 5T/2013
% so sánh
Tổng kim ngạch
6.188.972.621
4.948.500.551
25,07
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
766.173.464
932.209.761
-17,81
dầu thô
602.456.522
138.119.044
336,19
Gạo
498.382.974
472.389.520
5,50
Phương tiện vân tải và phụ tùng
484.078.844
56.064.005
763,44
Xơ sợi các loại
447.730.933
293.252.844
52,68
sắn và các sản phẩm từ sắn
427.727.105
512.556.450
-16,55
gỗ và sản phẩm gỗ
385.140.990
329.693.498
16,82
Điện thoại các loại và linh kiện
230.295.916
132.053.666
74,40
máy móc, thiết bị phụ tùng khác
195.630.869
130.995.289
49,34
giày dép các loại
190.414.988
142.007.067
34,09
hàng thủy sản
189.650.746
126.349.314
50,10
cao su
185.491.468
362.458.769
-48,82
than đá
160.528.668
301.989.626
-46,84
hàng rau quả
159.648.890
101.007.001
58,06
hàng dệt, may
155.909.188
107.799.599
44,63
hạt điều
113.244.720
89.250.326
26,88
xăng dầu các loại
76.209.705
19.617.657
288,48
hóa chất
70.321.556
8.998.422
681,49
dây điện và dây cáp điện
53.487.399
22.593.689
136,74
chất dẻo nguyên liệu
50.581.795
39.713.893
27,37
quặng và khoáng sản khác
46.457.616
74.776.138
-37,87
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
43.378.777
18.702.881
131,94
cà phê
39.778.132
36.751.160
8,24
sản phẩm hóa chất
29.073.015
22.171.494
31,13
sản phẩm từ cao su
25.098.519
24.865.817
0,94
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
22.294.800
18.931.038
17,77
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
17.691.802
14.527.740
21,78
sản phẩm từ chất dẻo
13.947.668
10.108.758
37,98
Kim loại thường khác và sản phẩm
13.939.597
14.193.154
-1,79
sản phẩm từ sắt thép
12.929.945
13.942.925
-7,27
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
8.516.441
2.500.104
240,64
sắt thép các loại
6.789.800
6.461.879
5,07
chè
6.530.400
6.195.328
5,41
giấy và các sản phẩm từ giấy
3.896.584
3.237.781
20,35
sản phẩm gốm, sứ
960.571
1.541.249
-37,68

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), lũy kế các dự án còn hiệu lực tính tới ngày 20/5/2014, Trung Quốc là nhà đầu tư xếp thứ 9/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 1.029 dự án, vốn đăng ký 7,835 tỷ USD, vốn điều lệ hơn 3 tỷ USD. Nếu tính cả Hồng Kông, Trung Quốc sẽ là nhà đầu tư lớn thứ 5 vào Việt Nam, với 1.839 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký gần 21 tỷ USD, vốn điều lệ hơn 7,3 tỷ USD.

Còn theo số liệu của Bộ Công Thương, với Trung Quốc, năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang nước này hơn 10 tỷ USD (chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu), và nhập khẩu khoảng 30 tỷ USD (chiếm 23% tổng kim ngạch nhập khẩu). Trong 5 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc của Việt Nam tăng 25,07% so với cùng kỳ. Trong đó, nhập siêu từ Trung Quốc chủ yếu các sản phẩm nguyên, nhiên, phụ liệu, máy móc cho sản xuất; Việt Nam xuất khẩu chủ yếu khoáng sản thô, nông sản (điều, cao su, hoa quả), thủy sản… Riêng ngành dệt may Việt Nam đang phải nhập 50 - 60% vật tư, nguyên phụ liệu từ Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, trong nền kinh tế hội nhập, chuỗi cung ứng toàn cầu các nền kinh tế đều nằm trong mạng sản xuất ấy, các nước sẽ chịu những chi phối qua lại. Các chuyên gia đều đồng tình việc Việt Nam đang đàm phán và sắp tới sẽ tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (như Hiệp định đối tác chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, Hàn Quốc…) có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho DN và nền kinh tế, đặc biệt là trong hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào thương mại với Trung Quốc.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, chúng ta cần tính trước các bước Trung Quốc có thể đi, đề phòng những việc Trung Quốc có thể làm để gây sức ép với kinh tế Việt Nam. Từ đó có phương án, biện pháp ứng phó.

Theo vị chuyên gia này, Việt Nam cần tìm kiếm đối tác mới thay thế Trung Quốc, có dự trữ đủ an toàn trong thời gian nhất định. “Đa dạng hóa thị trường là việc buộc phải làm, qua đó tác động thúc đẩy quá trình tái cấu trúc DN Việt mạnh mẽ hơn để tự sản xuất những sản phẩm thay thế nhập khẩu của Trung Quốc”, ông Doanh nói. Theo đó, hiện các DN trong nước rất cần nguồn vốn trung, dài hạn để đầu tư máy móc, đổi mới công nghệ, cải tiến sản phẩm. Do vậy, các ngân hàng nên mạnh dạn đẩy mạnh tín dụng qua kênh này, có như vậy mới mong giảm phụ thuộc thương mại. Ngoài ra, Việt Nam cần có những bước cải cách thể chế kinh tế, điều chỉnh ngân sách trước tình hình mới, giảm tiêu thường xuyên, lãng phí, tăng cường đầu tư cho chiến lược biển, quốc phòng…

TS Nguyễn Đức Thành đồng tình việc Việt Nam hoàn toàn có thể thoát khỏi lệ thuộc Trung Quốc. Sắp tới sẽ thấy ngay tác động từ sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đó là suy giảm về kinh tế. Do đó, theo chuyên gia này, Việt Nam nên kịp thời chuyển hướng, chuyển đổi thành nền kinh tế có giá trị gia tăng cao hơn.

Về phần DN Việt, trước mắt phải tăng cường khả năng sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu. Kế đến, phải linh hoạt tìm những nguồn hàng tương đương hoặc có chất lượng tốt hơn Trung Quốc, như các thành viên trong ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí từ châu Âu, Mỹ… dù giá nhập khẩu có thể cao hơn, nhưng sẽ cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã thay vì giá như hiện nay. Đồng thời, kéo dài chu trình sản xuất, không quay vòng vốn nhanh như trước. Để làm được, các DN phải linh hoạt hơn trong tìm kiếm nguồn thay thế. Đồng thời, khu vực DN nhà nước và đầu tư công cũng cần có những kế hoạch hỗ trợ, không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ Trung Quốc như hiện nay.

Theo các chuyên gia, hiện người dân cũng cần có ý thức ưu tiên dùng hàng Việt. Tuy nhiên, không nên cực đoan, chúng ta có thể chuyển dần sang tìm các loại hàng hóa khác thay thế hàng Trung Quốc.

Ng.Hương

Nguồn: Vinanet/Tiengphong.vn

Nguồn:Vinanet