(VINANET) - Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, hai tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này Ucraina giảm nhẹ, giảm 7,73% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương với 35,7 triệu USD. Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Ucraina trong thời gian này là điện thoại và linh kiện, hàng thủy sản, hạt tiêu, hàng dệt may, hạt điều… trong số những mặt hàng chính xuất khẩu sang Ucraina, thì điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch cao nhất, 17,3 triệu USD, chiếm gần 50% thị phần, tăng 1866,04% so với 2 thang năm 2013 – đây cũng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.
Đứng thứ hai là mặt hàng thủy sản với 3,1 triệu USD, giảm 56,36% so với cùng kỳ. Về xuất khẩu mặt hàng cá tra sang Ucraina, vừa qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT có văn bản số 112/ QLCL-CL1 về việc xuất khẩu thủy sản vào Ucraina. Theo đó, chỉ có 10 doanh nghiệp Việt Nam được phép chế biến, xuất khẩu cá tra vào Ucraina gồm: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long; Xí nghiệp đông lạnh AGF9-Công ty CP XNK Thủy sản An Giang; Công ty CP Thủy sản Me Kong; Công ty CP Châu Âu; Công ty TNHH Châu Á; Phân xưởng II-Công ty CP Thủy sản Hùng Vương; Nhà máy Chế biến thủy sản Ba Lai-Công ty CP XNK lâm thủy sản Bến Tre (FAQUIMEX); Công ty CP Nông thủy sản Việt Phú; Nhà máy đông lạnh thủy sản Hùng Cá-Công ty TNHH Hùng Cá; Công ty CP chế biến thủy sản Hiệp Thanh.
Nafiqad khuyến cáo các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà NK để giải quyết vướng mắc trong XK thủy sản vào Ucraina (nếu có), báo cáo kịp thời khó khăn vướng mắc với Nafiqad để phối hợp giải quyết .
Theo Nafiqad, trước đó vào tháng 2-2013, Nafiqad nhận được Thông báo số 24 của SVPS về việc ban hành lệnh đình chỉ NK sản phẩm cá tra, basa đông lạnh của Việt Nam kể từ ngày 5-3-2013, do phát hiện một số lô hàng nhiễm vi sinh vật hiếu khí và kị khí tùy nghi vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của Ucraina.
Mặt hàng đứng thứ ba trong bảng xếp hạng về kim ngạch là hạt tiêu với 1,6 triệu USD, tăng 22,43% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, hai tháng năm 2014, Việt Nam xuất khẩu sang Ucraina giảm ở hầu khắp các mặt hàng, số mặt hàng tăng trưởng về kim ngạch chỉ chiếm 25%.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang Ucraina 2 tháng năm 2014 – ĐVT: USD
|
KNXK 2T/2014
|
KNXK 2T/2013
|
% so sánh
|
Tổng KN
|
35.773.621
|
38.769.861
|
-7,73
|
điện thoại các loại và linh kiện
|
17.396.169
|
884.833
|
1.866,04
|
Hàng thủy sản
|
3.136.476
|
7.187.866
|
-56,36
|
hạt tiêu
|
1.614.050
|
1.318.329
|
22,43
|
hàng dệt,may
|
1.440.888
|
2.662.767
|
-45,89
|
hạt điều
|
1.018.679
|
1.140.679
|
-10,70
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
581.273
|
493.295
|
17,83
|
giày dép các loại
|
331.491
|
998.993
|
-66,82
|
cao su
|
331.020
|
409.600
|
-19,18
|
Hàng rau quả
|
279.738
|
283.090
|
-1,18
|
chè
|
234.672
|
|
|
gạo
|
133.098
|
773.185
|
-82,79
|
gỗ và sản phẩm gỗ
|
62.562
|
177.047
|
-64,66
|
Để đẩy mạnh hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước Nga và Ucraina, ông Lã Văn Châu, nguyên Tùy viên Thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, quảng bá thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nga, phổ biến nhất là trên tivi, báo, tạp chí. Tuy nhiên, cũng lưu ý các doanh nghiệp là chi phí cho hoạt động này không nhỏ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần trực tiếp tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành tại Matxcơva do thủ đô này tập trung 57,7 % lượng hàng nhập khẩu của cả nước Nga, đóng góp 33% thu ngân sách quốc gia, chiếm 8% dân số cả nước, mức thu nhập bình quân cao phần lớn trong khoảng (35.000, 75.000 rúp/tháng tương đương 1.100 – 2.500 USD). Các doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm các nhà nhập khẩu tin cậy và tiếp cận vào mạng lưới tiêu thụ như các trung tâm phân phối lớn tại Nga và Ukraine. Mặt khác, các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm và có giá thành cạnh tranh.
Ngoài ra, đại diện Trung tâm Thương mại Cầu Vồng (có trụ sở tại Kiev, Ucraina, để thâm nhập thị trường Ucraina và các khu vực Đông Âu lân cận) các doanh nghiệp Việt Nam cần kết hợp công nghệ với thương mại. Ucraina là một nước có tiềm năng về khoa học công nghệ, trong đó có các công nghệ bảo quản hoa quả, thực phẩm… Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nên hợp tác, liên doanh với các nhà khoa học, các doanh nghiệp Ucraina để sử dụng công nghệ của nước này trong chiến lược kinh doanh của mình.
Nguồn: Vinanet/Báo Hải quan
Nguồn:Vinanet