menu search
Đóng menu
Đóng

Tình hình xuất, nhập khẩu của tỉnh Hải Dương 3 tháng đầu năm 2009

14:20 31/03/2009

Xuất khẩu

Tổng trị giá xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2009 trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 121 triệu USD, tăng 27,24% so với cùng kỳ năm trước và đạt 14,2% so với kế hoạch năm. Trong đó:

- Kinh tế khu vực nhà nước ước đạt 12 triệu USD giảm 8,% so với cùng kỳ năm 2008;

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 109 triệu USD tăng 28% so với cùng kỳ năm 2008.

 Trong quý I/2009 cơ cấu hàng xuất khẩu được đánh giá như sau: Hàng giầy dép xuất khẩu chiếm 7,65%; hàng dệt may chiếm 24,46%; hàng điện tử chiếm 25,18%, dây và cáp điện chiếm 23,92%, còn lại là nhóm hàng nông sản và các hàng hoá khác. Cụ thể:

- Nhóm hàng dệt may: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 32 triệu USD, tăng 27,31% so với cùng kỳ năm 2008 và chiếm 26% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh nhờ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may ký được một số đơn hàng lớn với thị trường EU từ cuối năm 2008.

- Mặt hàng dây và cáp điện: Đây là mặt hàng phụ trợ phục vụ cho ngành công nghiệp ôtô và máy tính, mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Đài Loan, nhưng khủng hoảng và suy giảm kinh tế toàn cầu, các nước trên Thế giới đang cắt giảm tiêu dùng cá nhân nên nhóm hàng này đang gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu, song giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 32,206 triệu USD, chiếm tỷ trọng 23,92% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tỉnh.

- Mặt hàng giầy dép: cũng là những mặt hàng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, do sản phẩm giầy mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU phải chịu thêm thuế suất do Uỷ ban Châu Âu đã tiến hành phê chuẩn biện pháp thuế chống bán phá giá đối với giầy mũ da xuất khẩu của Việt nam. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này ước đạt 10,301 triệu USD, chiếm tỷ trọng 7,65% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

- Nhóm hàng nông sản thực phẩm : Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,771 triệu USD; Nguyên nhân do các doanh nghiệp thu mua hàng nông sản xuất khẩu không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, các doanh nghiệp thu mua hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu là thu mua ở tỉnh ngoài, giá thành tăng cao nhưng vẫn không đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.

Nhập khẩu

Tổng trị giá nhập khẩu quý I năm 2009 ước đạt 119,331 triệu USD, tăng 11,74% so với cùng kỳ năm 2008.

Trong đó:

- Kinh tế trong nước ước đạt 9,050 triệu USD tăng 1,98% so với cùng kỳ năm trước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 110,281 triệu USD, tăng 12,63% so với thực hiện cùng kỳ năm 2008;

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các vật tư nguyên liệu để phục vụ sản xuất và máy móc thiết bị để đầu tư tạo tài sản cố định một số sản phẩm cụ thể như sau:

+ Phụ liệu sản xuất giầy dép: Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 9,805 triệu USD tăng 20,46% so với quý I/2008.

+ Phụ liệu ngành may: Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 20,84% triệu USD tăng 41,85% so với quý 1/2008;

Doanh nghiệp gỗ thiếu hợp đồng xuất khẩu

Các doanh nghiệp gỗ trên cả nước đang tồn kho 600.000 m3 gỗ nguyên liệu nhập và không thể đưa vào sản xuất, do không có các hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ mới.

Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam báo cáo về Bộ Công Thương cho biết nhiều doanh nghiệp sản xuất gỗ trong nước chỉ ký được hợp đồng xuất khẩu đến tháng 4 năm nay.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ đến các thị trường Mỹ và châu Âu, là hai thị trường chính của Việt Nam, vẫn sút giảm mạnh.

Các biện pháp bảo hộ thương mại tại các thị trường lớn đang được khởi động như đạo luật Lacey của Mỹ và Hiệp định tăng cường, thực thi luật lâm nghiệp và quản trị rừng, buôn bán gỗ (FLEGT) từ EU cũng đang tạo ra những rào cản xuất khẩu cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam đến các thị trường này.

Bộ Công Thương dự báo, trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu gỗ cả nước có thể cũng chỉ đạt hơn 200 triệu đô la Mỹ.

Nếu tình hình diễn biến như vậy,mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2009 là 3,2 tỉ đô la Mỹ rất khó khăn.

 

Nguồn:Vinanet