menu search
Đóng menu
Đóng

Tình hình xuất-nhập khẩu sắt thép quí I/2012

15:07 16/05/2012

Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 3/2012 Việt Nam đã xuất và nhập khẩu 2,2 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá trên 1,4 tỷ USD. Xuất khẩu 422,4 nghìn tấn, trị giá 365,1 triệu USD, giảm 13,6% về lượng và giảm 15,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước...
 
 

(VINANET)

Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 3/2012 Việt Nam đã xuất và nhập khẩu 2,2 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá trên 1,4 tỷ USD. Xuất khẩu 422,4 nghìn tấn, trị giá 365,1 triệu USD, giảm 13,6% về lượng và giảm 15,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong đó phải nhập khẩu trên 1,8 triệu tấn chiếm 81% trong tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 6,8% về trị giá so với 3 tháng năm 2011.

Xuất khẩu:

Tháng 3/2012, Việt Nam đã xuất khẩu 156,2 nghìn tấn sắt thép các loại, trị giá 137,8 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 5,0% về trị giá so với tháng liền kề trước đó, nâng lượng sắt thép các loại 3 tháng đầu năm lên 422,4 nghìn tấn, trị giá 365,1 triệu USD, giảm 13,6% về lượng và giảm 15,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quí I/2012 Việt Nam đã xuất khẩu sắt thép sang các thị trường như Cămpuchia, Indonesia, Philippine, Thái Lan, Malaixia…. Cămpuchia là thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam, chiếm 31,2% tỷ trọng với 131,8 nghìn tấn, trị giá 100,3 triệu USD, tăng 30,9%% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 3/2012, Việt Nam đã xuất khẩu 51,3 nghìn tấn sắt thép các loại sang thị trường Cămpuchia, đạt kim ngạch 39,3 triệu USD.

Đứng thứ hai sau thị trường Cămpuchia, là Indonesia với lượng xuất trong tháng là 17 nghìn tấn, trị giá 15,7 triệu USD, nâng lượng sắt thép xuất khẩu sang thị trường Indonexia 3 tháng đầu năm 2012 lên 72,4 nghìn tấn, trị giá 65,3 triệu USD, tăng 10,6% về lượng và tăng 6,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài hai thị trường chính xuất khẩu mặt hàng sắt thép trong quí I/2012, Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường khác nữa như: Thái Lan, Lào, Malaixia, Ấn Độ…

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cảnh báo trong năm 2012 này khi đẩy mạnh xuất khẩu thép để giảm áp lực tiêu thụ trong nước khó khăn thì các doanh nghiệp càng phải thận trọng hơn, tìm hiểu kỹ thị trường xuất khẩu để không vướng vào các vụ kiện chống bán phá giá như vừa qua.

Tổng thư ký VSA, cho biết năm ngoái ngành thép xuất khẩu trên 2 triệu tấn thép các loại với kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỉ đô la Mỹ.  Tuy nhiên, cũng trong năm ngoái, ngành thép đã vấp phải 3 vụ kiện gồm Indonesia kiện Việt Nam xuất khẩu thép cuộn cán nguội bán phá giá, Mỹ kiện 10 công ty Việt Nam xuất khẩu thép ống bán phá giá và vụ kiện xuất khẩu mắc áo thép sang Mỹ. Hiện các cơ quan chức năng và doanh nghiệp thép vẫn còn đang vất vả đối phó với các vụ kiện này.

 Những vụ kiện trên chỉ là dấu hiệu khởi đầu. Trong tương lai, khi Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thép để giải quyết bớt khó khăn do tiêu thụ trong nước giảm thì khả năng phải đối chọi với việc bị kiện chống bán phá giá từ bên ngoài sẽ càng nhiều hơn.

Điển hình là ngày 27/3/2012, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có quyết định sơ bộ khẳng định có trợ cấp đối với mặt hàng ống thép hàn cacbon mã HS 7306 nhập khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam. DOC quyết định mức thuế suất cho 2 bị đơn bắt buộc của Việt Nam là Công ty Thép SeAH Steel Vina (100% vốn Hàn Quốc tại Đồng Nai) chịu thuế là 0,04% và Công ty thép Hồng Nguyên (Hải Phòng) chịu mức 8,06%. Theo đó, mức thuế suất dành cho các nhà sản xuất, xuất khẩu khác cũng là 8,06%. Tới đây, Bộ Thương mại Mỹ sẽ cử đoàn sang Việt Nam để kiểm tra thực tế sau đó mới có phán quyết cuối cùng về mức thuế cho mặt hàng ống thép nhập khẩu vào Mỹ. Hiệp hội Thép Việt Nam đề nghị các DN có liên quan cần phối hợp hành động cùng Cục Quản lý cạnh tranh để được hưởng mức thuế suất hợp lý.

Để hạn chế ở mức thấp nhất việc bị kiện trong tương lai, các doanh nghiệp xuất khẩu thép trong nước cần phải tìm hiểu kỹ, nắm rõ luật lệ và quy định của các nước sở tại. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thép còn lơ là, chủ quan trong việc tím hiểu kỹ thông tin, quy định của các nước nhập khẩu.

Thống kê thị trường xuất khẩu sắt thép tháng 3, 3 tháng năm 2012

ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)

Thị trường

KNXK T3/2012

KNXK 3T/2012

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng KN

156.298

137.884.394

422.475

365.122.205

Cămpuchia

51.377

39.334.935

131.877

100.386.791

Indonesia

17.099

15.721.019

72.487

65.303.697

Philippin

21.640

13.797.894

42.270

29.496.374

Thái Lan

10.763

11.141.396

41.324

37.344.765

Malaixia

10.255

9.053.410

33.018

29.332.221

Lào

11.478

9.673.431

27.008

23.164.107

Ấn Độ

7.503

6.496.464

13.806

11.830.167

Xingapo

5.805

6.004.748

11.487

12.045.072

Hàn Quốc

4.541

4.753.062

9.771

9.997.633

Đài Loan

896

1.769.425

3.871

4.439.754

Italia

1.730

3.876.079

3.308

7.531.452

Tiểu Vương quốc A rập thống nhất

1.713

1.685.941

3.207

3.361.208

Ôxtraylia

900

841.141

1.683

1.762.064

Thổ Nhĩ Kỳ

488

876.416

1.629

3.477.336

Nhật Bản

290

591.127

1.501

2.244.539

Trung Quốc

509

978.619

1.448

2.374.248

Hoa Kỳ

706

1.621.129

937

2.192.046

A rập Xê Út

390

431.548

672

728.819

Anh

15

37.886

458

746.303

Ai Cập

297

547.334

326

610.369

Braxin

20

30.728

91

138.245

Tây Ban Nha

65

94.672

88

118.939

Nga

40

98.711

80

160.288

Hồng Kông

41

126.454

70

177.446

Đức

26

98.769

46

116.991

Bỉ

44

76.101

44

76.101

Ucraina

 

 

19

53.916

Nhập khẩu

Tháng 3/2012 Việt Nam đã nhập khẩu 612,9 nghìn tấn, trị giá 494,1 triệu USD, giảm 11,7% về lượng và giảm 9,7% về trị giá so với tháng 2/2012. Tính chung 3 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu 1,8 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 6,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Là thị trường có vị trí địa lý thuận lợi nên Trung Quốc – thị trường chính nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong thời gian này, chiếm 23,5% tỷ trọng, tương đương với 424,8 nghìn tấn, trị giá 334 triệu USD, tăng 46,6% về lượng và tăng 32,02% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 3/2012, Việt Nam đã nhập khẩu 143,6 nghìn tấn, trị giá 114,1 triệu USD.

Các chủng loại thép được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc trong tháng 3 là thép tấm cán nóng, thép cuộn cán nóng, thép hợp kim được cán phẳng, thép tấm hợp kim… với đơn giá 630 USD/tấn; 644 USD/tấn; 645 USD/tấn…

Tham khảo một số chủng loại sắt thép nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc trong tháng 3/2012.

ĐVT: USD/tấn

Chủng loại

Đơn giá

Cảng, cửa khẩu

PTTT

Thép tấm cán nóng hợp kim, không tráng phủ mạ sơn

630

Ga Hà nội

DAF

Thép cuộn cán nóng hợp kim

644

Cảng POSCO (Vũng Tàu)

CFR

Thép hợp kim đ­ược cán phẳng.

645

Cảng Bến Nghé (Hồ Chí Minh)

CFR

Thép tấm hợp kim cán phẳng.

648

Cửa khẩu đ­ờng sắt LVQT Đồng Đăng

DAF

Thép cuộn H08AB, tròn trơn, cán nóng, không hợp kim.

710

Ga Hà nội

DAF

Thép hợp kim dạng thanh tròn, cán nóng.

725

Cảng Bến Nghé (Hồ Chí Minh)

CIF

Thép hợp kim bằng mangan silic

750

Cảng Bến Nghé (Hồ Chí Minh)

CFR

Thép không hợp kim

935

Cảng Hải Phòng

CIF

Thép lá tráng thiếc dạng kiện, không sơn, không phủ, không in hình

1.075

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CIF

Thép lá mạ crôm (0.20mmx865mmx808mm), mới 100%

1.085

Cảng Tân cảng (Hồ Chí Minh)

CFR

Thép không gỉ dạng cuộn SUS410-BA (0.28mm x 720mm x coil) (hàng mới 100%)

1.230

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CIF

Thép dây cán nóng không gỉ dạng cuộn

1.715

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CIF

Thép lá không hợp kim, cán nguội dạng cuộn

1.800

Cảng Vict

CFR

Thép dây cán nóng không gỉ dạng cuộn

1.990

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CIF

Thép không gỉ cán nóng, dạng cuộn

2.710

Cảng Hải Phòng

CIF

Thép không gỉ dạng thanh tròn đặc TP304 D170*1700mm.

3.800

Cảng Hải Phòng

CIF

Thép hợp kim đ­ược cán phẳng.

620

Cảng Bến Nghé (Hồ Chí Minh)

CFR

Thép cuộn hợp kim cán nóng không tráng phủ mạ sơn.

628

Cảng Hải Phòng

CFR

tấm inox(3x1200)mm, mới 100%

1.470

ICD Sotrans-Ph­ớc Long 2 (Cảng SG KV IV)

CIF

Thép không gỉ dạng cuộn KT : 600-620mm X 0.58mm

1.580

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CIF

Thị trường nhập khẩu nhiều thứ hai sau Trung Quốc là Nhật bản với 191,7 nghìn tấn trong tháng 3, trị giá 142,9 triệu USD.Tính chung quí I/2012, nhập khẩu sắt thép của Việt Nam từ thị trường này giảm cả về lượng và trị giá, giảm 6,8% về lượng và giảm 4,6% về trị giá, tương đương với 422,2 nghìn tấn, trị giá 327,9 triệu USD.

Ngoài hai thị trường nhập khẩu chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu sắt thép từ các thị trường khác như: Hàn quốc, Đài Loan, Nga, Malaixia….

Thống kê thị trường nhập khẩu sắt thép tháng 3, 3 tháng năm 2012

ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)

Thị trường

KNNK T3/2012

KNNK 3T/2012

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng KN

612.943

494.147.744

1.803.176

1.451.857.574

Trung Quốc

143.662

114.126.357

424.899

334.028.426

Nhật Bản

191.771

142.946.634

422.257

327.948.252

Hàn Quốc

122.302

111.171.505

415.439

364.117.736

Đài Loan

61.391

52.189.699

209.692

171.041.040

Nga

29.182

18.907.137

126.748

83.493.830

Malaixia

19.913

15.266.552

66.570

49.054.922

Indonesia

823

1.341.258

11.717

11.937.973

Thổ Nhĩ Kỳ

6.280

4.160.226

11.189

7.414.475

Ôxtraylia

402

334.012

10.887

6.836.691

Hà Lan

2.661

1.744.851

8.818

5.788.268

thái Lan

2.227

3.535.802

6.358

9.996.079

Pháp

5.330

3.946.703

5.547

4.874.702

Nam Phi

34

89.574

4.615

3.405.760

Bỉ

260

357.635

3.583

3.037.578

Đức

783

1.320.312

3.506

5.732.978

Singapore

999

1.324.891

2.332

3.755.702

Tây Ban Nha

990

811.571

1.879

1.844.483

Niuzilan

473

240.734

1.711

864.044

Hoa Kỳ

308

673.375

1.659

3.176.203

Mêhico

404

241.914

1.245

797.735

Canada

100

77.407

1.078

815.206

Thụy Điển

244

382.943

745

709.756

Phần Lan

 

 

626

2.450.231

Ucraina

 

 

328

256.461

Italia

114

216.013

326

627.415

Hong Kong

99

158.598

207

382.234

Ba Lan

128

310.453

198

454.239

Philippine

88

107.912

188

253.210

Anh

38

111.018

97

297.004

Đan Mạch

 

 

59

165.795

Nguồn:Vinanet