(VINANET) – Số liệu hải quan cho biết, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc phục hồi trong tháng 11 so với tháng trước lên một mức kỷ lục mới do các nhà máy thép mua nhiều hơn, với nhu cầu thép đang cải thiện thúc đẩy bởi triển vọng kinh tế đầy hứa hẹn.
Nhập khầu dầu thô cũng phục hồi từ mức thấp 13 tháng trong tháng 10 lên 5.73 triệu thùng/ngày trong tháng 11, mức nhập khẩu hàng ngày cao thứ tư trong năm nay do các nhà máy lọc dầu hoạt động lại sau khi bảo dưỡng.
Nhập khẩu đậu tương tháng 11 tăng vọt 44% so với tháng 10 lên hơn 6 triệu tấn do lợi nhuận của việc nghiền bột tốt và nhu cầu cao.
Tổng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 11 đánh bại dự báo, bổ sung thêm chứng cứ ổn định gần đây của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới do các nhà lãnh đạo nước này bắt tay thực hiện một kế hoạch tái cấu chúc đầy tham vọng.
Trung Quốc nước tiêu thụ quặng sắt hàng đầu thế giới, đã nhập khẩu kỷ lục 77,84 triệu tấn trong tháng 11, tăng 14,8% so với tháng 10 và tăng 18,3% so với một năm trước.
Nhu cầu mua vào mạnh đã khuyến khích các công ty khai mỏ hàng đầu như Vale, Rio Tinto và BHP Billiton đẩy mạnh kế hoạch mở rộng của họ trong năm tới. Nhập khẩu đứng ở mức 67,83 triệu tấn trong tháng 10, giảm 9% so với mức kỷ lục 74,58 triệu tấn trong tháng 9. hập khẩu quặng sắt tăng 10,9% lên 746,1 triệu tấn trong giai đoạn 10 tháng đầu năm.
Thép kỳ hạn của Trung Quốc tăng gần 1% trong tháng 11. Nhu cầu dự trữ lại mạnh mẽ đã thúc đẩy giá quặng sắt giao ngay tăng 3,4% tháng này. Một dấu hiệu khác của nhu cầu mạnh là quặng sắt xuất khẩu sang Trung Quốc từ cảng Hedland, Australia, nơi chiếm 1/5 thị trường xuất khẩu đường biển toàn cầu, tăng 38% trong tháng 11 so với cùng tháng năm trước lên 22,3 triệu tấn.
Nhập khẩu của Trung Quốc được dự kiến tăng tiếp trong tháng 12 do các nhà máy dự trữ trước mùa đông khi sản xuất quặng sắt trong nước tạm thời dừng lại.
Nhập khẩu dầu thô tại nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới này tăng lên 23,56 triệu tấn trong tháng 11, hay 5,73 triệu thùng/ngày, tăng 0,8% so với một năm trước.
Tháng 11, nhập khẩu tăng 19,1% so với 4,81 triệu thùng/ngày của tháng 10, mặc dù vẫn thấp hơn mức kỷ lục 6,25 triệu thùng/ngày trong tháng 9.
Các nhà phân tích cho rằng tiêu thụ dầu thô tăng sau khi hai nhà máy lọc dầu lớn đi vào hoạt động sau bảo dưỡng.
Nhà máy lọc dầu Maoming công suất 400.000 thùng/ngày của Sinopec tại tỉnh Quảng Đông và nhà máy lọc dầu Fujian công suất 240.000 thùng/ngày tại tỉnh Fujian ở phía đông nam thường bắt đầu hoạt động vào giữa tháng 11 sau hơn một tháng bảo dưỡng.
Một nhà phân tích dầu mỏ ở Bắc Kinh cho biết “chúng tôi thấy dự trữ dầu thô giảm bớt trong tháng 10 vì thế nhu cầu thực sự là tăng so với nhu cầu ngầm định”.
Trong 10 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu 255,18 triệu tấn dầu thô, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu đồng tại Trung Quốc, nước tiêu thụ hàng đầu kim loại này, đã đạt 435,613 tấn trong tháng 11, tăng 7,1% so với tháng 10 và tăng 19,2% so với một năm trước.
Nhập khẩu bao gồm anot, đồng đã tinh chế, quặng và các sản phẩm đồng bán thành phẩm. Các thương nhân cho biết sự phục hồi là do các nhà đầu tư nhập khẩu đồng đã tinh chế để thế chấp cho khoản vay ngắn hạn ngày càng tăng, hợp đồng giao ngay của họ vào tháng 9 và đã ký hợp đồng giao kim loại trong tháng 11.
Tổng nhập khẩu đồng trong 11 tháng đã giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước, xuống 4,1 triệu tấn.
Trung Quốc, nước mua đậu tương hàng đầu thế giới đã nhập khẩu 6,03 triệu tấn trong tháng 11, tăng 44% so với tháng 10 và 45% so với một năm trước.
Các nhà phân tích cho là lợi nhuận của các nhà máy xay đậu tương ngày càng tăng và nhu cầu mạnh trước tết nguyên đán.
Nhập khẩu tháng 12 được dự kiến tăng tiếp lên gần 7 triệu tấn. Lượng đậu tương nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm tăng 6,6% so với năm trước lên 55,97 triệu tấn.
Nguồn Reuters