menu search
Đóng menu
Đóng

Việt Nam phụ thuộc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

16:03 07/05/2014

Là nước nông nghiệp nhưng mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra 4 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.
(VINANET) - Là nước nông nghiệp nhưng mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra 4 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.

Hằng năm, Việt Nam phải chi hàng tỷ đô la để nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc này sẽ dẫn đến nhiều bất ổn, nếu Việt Nam không có chiến lược rõ ràng với ngành thức ăn chăn nuôi.

Theo Tổng cục Hải quan, chỉ trong nửa đầu tháng 4, riêng lượng ngô nhập gần 220 nghìn tấn, kim ngạch trên 55 triệu USD. Tính từ đầu năm đến giữa tháng 4, tổng lượng ngô Việ Nam nhập về vượt 1,8 triệu tấn, tương đương số ngoại tệ 470 triệu USD phải bỏ ra. Con số này, so cùng kỳ năm ngoái, gấp 3 lần về lượng và gấp 2,34 lần về giá trị.

Cùng với ngô, một nguyên liệu chính trong thức ăn chăn nuôi (TACN) khác là đậu tương, cũng nhập tăng mạnh. Từ đầu năm đến 15/4, các doanh nghiệp phải chi 300 triệu USD nhập gần 520 nghìn tấn đậu tương. Cùng kỳ năm ngoái, nước ta chỉ nhập gần 280 nghìn tấn, với kim ngạch gần 170 triệu USD.

Cũng theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, thì 3 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã chi 650 triệu USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, giảm 8,76% so với cùng kỳ năm trước.                                                                              

Achentina, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Italia,Trung Quốc, Indoensia… là những thị trường cung cấp chính cho Việt Nam, trong đó Việt Nam vẫn nhập khẩu chủ yếu từ Achentina, chiếm 27,6% thị phần, đạt 180 triệu tấn, trị giá 91,6 triệu USD, tăng 96,32% so với cùng kỳ.

Thị trường nhập khẩu đứng thứ hai là Hoa Kỳ với 126,5 triệu USD, tăng 9,14%.  Đáng lưu ý, so với cùng kỳ năm 2013, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu có thêm thị trường Niudilan và Ucraina với lượng nhập lần lượt là 180,8 nghìn USD và 111,1 triệu USD.

Đối với thị trường Trung Quốc, tuy có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa, nhưng Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc chỉ đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng kim ngạch, với 45,8 triệu USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, 3 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ các thị trường hầu như đều tăng trưởng dương, số thị trường này chiếm trên 62%, trong đó nhập khẩu từ thị trường Anh có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 529,74%.

Thống kê thị trường nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu quý I/2014 – ĐVT: USD

 
KNNK 3T/2014
KNNK 3T/2013
% so sánh
Tổng KN
650,046,335
712,493,190
-8,76
Achentina
180,008,726
91,690,639
96,32
Hoa Kỳ
126,575,344
115,972,331
9,14
Ấn độ
59,598,960
204,493,264
-70,86
Italia
52,267,007
37,597,150
39,02
Trung Quốc
45,826,379
50,412,975
-9,10

Indonesia

28,282,068
18,130,126
55,99
Thái Lan
21,022,544
28,354,544
-25,86
Tiểu Vương quốc Ả rập  Thống nhất
17,727,212
23,228,416
-23,68
Đài Loan
14,704,770
12,436,910
18,23

Canada

11,837,100
5,215,729
126,95
Braxin
11,101,721
38,183,369
-70,93
Anh
8,640,246
1,372,033
529,74
Malaixia
6,036,415
7,262,323
-16,88
Oxtrâylia
5,059,061
4,693,268
7,79
Philipin
4,655,654
11,499,051
-59,51
Pháp
4,523,138
4,377,725
3,32
HàLan
4,504,235
3,900,537
15,48
Tây Ban Nha
4,496,792
4,838,358
-7,06
Xingapo
4,110,963
3,918,405
4,91
Chilê
3,305,042
1,383,471
138,89
Hàn Quốc
1,980,381
6,721,161
-70,54
Bỉ
1,889,075
1,053,227
79,36
Nhật Bản
1,514,220
650,564
132,75
Đức
1,421,323
940,052
51,20
Áo
402,880
400,305
0,64
Mehico
267,418
277,688
-3,70
Nauy
179,700
66,188
171,50

Hiệp hội TACN Việt Nam cho biết, trong hơn 9 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu mỗi năm, có khoảng 4 triệu tấn thức ăn giàu đạm (đậu tương, bột cá, bột thịt, xương...) và trên 3 triệu tấn là thức ăn giàu năng lượng (như lúa mì, ngô, cám). Ngoài ra, Việt Nam còn tốn hàng trăm triệu USD để nhập khẩu các loại thức ăn bổ sung.

Theo Hiệp hội TACN, nguyên liệu chế biến TACN công nghiệp đang thiếu nghiêm trọng. Trong đó, loại thức ăn giàu năng lượng thiếu 30-40%, thức ăn giàu đạm thiếu 70-80% và gần như nhập khẩu 100% các loại khoáng, vi lượng, phụ gia.

Lý giải việc nhập khẩu ròng TACN, Chủ tịch Hiệp hội TACN cho biết, các loại thức ăn giàu đạm như khô dầu đậu tương, nước ta không có thế mạnh nên phải nhập. Dù nước ta có bờ biển dài, nhưng không tổ chức sản xuất được bột cá. Mỗi năm, chúng ta phải nhập gần 90.000 tấn bột cá Peru. Với giá 1.800 USD/tấn (loại độ đạm là 65%), như vậy đã tiêu tốn trên 160 triệu USD.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), năm 2013, Việt Nam sản xuất 13,7 triệu tấn TACN công nghiệp quy đổi. Riêng phần TACN công nghiệp, Việt Nam phải nhập nguyên liệu từ 65% đến 70%. Năm 2013, cả nước phải chi khoảng 4,5 tỷ USD để nhập 9,2 triệu tấn nguyên liệu TACN. Trong khi đó, cả nước xuất hơn 6,6 triệu tấn gạo, với giá trị xuất khẩu trên 2,9 tỷ USD.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Tiền Phong

Nguồn:Vinanet