Theo thống kê, 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra nước ngoài thu về 9,11 tỷ USD, chiếm 14,75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước, tăng 30,33% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó riêng tháng 8 kim ngạch đạt 1,51 tỷ USD, tăng 11,81% so với tháng liền kề trước đó.
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ - thị trường chủ đạo chiếm 50,26% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước, đạt 4,58 tỷ USD trong 8 tháng, tăng 16,22% so với cùng kỳ; trong đó riêng tháng 8 đạt 747,62 triệu, tăng 14,59% so với tháng 7.
Xuất khẩu sang Nhật đứng thứ 2 về kim ngạch, 8 tháng chiếm 11,47% tổng kim ngạch, đạt 1,04 tỷ USD, tăng 51,25% so với cùng kỳ; riêng tháng 8 đạt 186,18 triệu USD, tăng 27,7% so tháng 7.
Tiếp sau đó là các thị trường lớn cũng đạt trên 100 triệu USD trong 8 tháng, lần lượt là: Hàn Quốc 500,85 triệu USD, Đức 409,65 triệu USD, Anh 313,38 triệu USD, Tây Ban Nha 264,14 triệu USD, Canađa 179,09 triệu USD, Hà Lan 154,08 triệu USD, Đài Loan 138,4 triệu USD, Pháp 131,89 triệu USD, Bỉ 119,58 triệu USD, Trung Quốc 110,69 triệu USD và Italia 102,92 triệu USD.
Trong tháng 8 thị trường đáng chú ý nhất về mức tăng trưởng mạnh về kim ngạch so với tháng 7 là thị trường Lào tăng mạnh nhất trên 262%, tiếp đến Newzealand tăng 117%. Ngược lại, kim ngạch giảm mạnh nhất ở thị trường Panama giảm 68,3% và Slovakia giảm 58,5%.
Tính chung cả 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang hầu hết các thị trường đều tăng so với cùng kỳ, chỉ có 2 thị trường bị sụt giảm là Ai Cập và Lào với mức giảm 16,03% và 12,23%. Ngược lại, xuất khẩu sang Cu Ba tăng cực mạnh tới 721% so với cùng kỳ, tiếp sau đó là các thị trường cũng đạt mức tăng mạnh trên 100% về kim ngạch như: Hàn Quốc (+147,9%), Trung Quốc (+136,64%) và Thái Lan (+131,76%).
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường 8 tháng đầu năm 2011
ĐVT: USD
Thị trường
|
T8/2011
|
8T/2011
|
%Tăng, giảm
KN T8/2011 so với T7/2011
|
%Tăng, giảm KN 8T/2011 so với cùng kỳ
|
Tổng cộng
|
1.514.651.162
|
9.107.367.195
|
+11,81
|
+30,33
|
Hoa Kỳ
|
747.619.980
|
4.577.162.957
|
+14,59
|
+16,22
|
Nhật Bản
|
186.183.861
|
1.044.641.321
|
+27,70
|
+51,25
|
Hàn Quốc
|
121.570.097
|
500.850.704
|
+78,99
|
+147,86
|
Đức
|
60.299.037
|
409.648.224
|
-16,55
|
+44,21
|
Anh
|
52.864.317
|
313.380.777
|
-0,85
|
+52,93
|
Tây Ban Nha
|
38.213.176
|
264.143.131
|
-20,26
|
+39,09
|
Canada
|
29.069.710
|
179.094.189
|
-3,50
|
+25,12
|
Hà Lan
|
21.405.245
|
154.084.122
|
-17,97
|
+47,72
|
Đài Loan
|
23.088.014
|
138.397.699
|
+33,21
|
+29,03
|
Pháp
|
18.866.622
|
131.890.430
|
-9,55
|
+48,51
|
Bỉ
|
19.751.286
|
119.583.557
|
-16,12
|
+44,00
|
Trung Quốc
|
24.167.537
|
110.691.023
|
+17,51
|
+136,64
|
Italia
|
16.583.290
|
102.920.590
|
-16,24
|
+36,72
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
6.373.014
|
81.965.945
|
-9,20
|
+54,31
|
Nga
|
12.611.965
|
73.096.620
|
-18,23
|
+42,40
|
Đan Mạch
|
9.094.481
|
62.746.737
|
-0,92
|
+68,55
|
Campuchia
|
8.147.622
|
60.000.939
|
+32,85
|
+68,70
|
Mehico
|
12.480.417
|
56.673.867
|
+17,17
|
+29,48
|
Indonesia
|
6.294.340
|
56.577.288
|
-11,68
|
+12,66
|
Hồng Kông
|
7.918.339
|
47.301.002
|
+1,32
|
+60,19
|
Thụy Điển
|
7.549.111
|
45.015.224
|
+12,78
|
+54,92
|
Tiểu VQ Arập TN
|
4.792.833
|
33.506.045
|
-8,36
|
+21,14
|
Australia
|
4.794.717
|
31.740.554
|
+9,75
|
+11,05
|
Ả Râp Xê Út
|
4.873.910
|
29.271.766
|
-5,67
|
+52,95
|
Thái Lan
|
4.581.524
|
28.484.994
|
+33,56
|
+131,76
|
Malaysia
|
3.555.795
|
27.597.520
|
-8,83
|
+28,63
|
Séc
|
4.106.823
|
24.789.452
|
+11,11
|
+15,72
|
Áo
|
2.983.640
|
20.381.009
|
-31,75
|
+38,22
|
Braxin
|
2.941.307
|
18.807.321
|
-12,81
|
+73,56
|
Singapore
|
2.809.141
|
18.502.272
|
+34,79
|
+6,51
|
Ba Lan
|
3.752.516
|
18.449.851
|
+8,72
|
+28,43
|
Philippin
|
1.716.539
|
15.484.475
|
+12,58
|
+35,25
|
Bangladesh
|
1.752.257
|
15.410.042
|
-3,78
|
*
|
Nam Phi
|
1.939.875
|
13.969.190
|
+75,73
|
+25,02
|
Panama
|
1.227.471
|
13.202.807
|
-68,32
|
+68,93
|
Ấn Độ
|
2.058.777
|
13.006.386
|
+62,61
|
+81,92
|
Slovakia
|
1820669
|
12.746.106
|
-58,49
|
*
|
Achentina
|
1.718.388
|
12.546.119
|
-10,66
|
*
|
Chi Lê
|
1.275.221
|
12.132.558
|
-31,03
|
*
|
Ucraina
|
1.216.157
|
10.662.179
|
-36,33
|
+23,42
|
Nauy
|
2.148.599
|
10.539.365
|
+1,99
|
+63,49
|
Thụy Sỹ
|
1.523.126
|
9.898.652
|
-29,49
|
+41,73
|
Phần Lan
|
1.522.344
|
8.666.355
|
+21,93
|
+54,49
|
Hungary
|
1.172.692
|
6.709.236
|
-38,96
|
+35,80
|
Gana
|
6.109.108
|
6.178.444
|
*
|
*
|
Hy Lạp
|
632.829
|
6.072.082
|
+3,78
|
+44,57
|
Ai cập
|
682.799
|
5.453.430
|
-26,58
|
-16,03
|
Israel
|
588.274
|
4.688.830
|
-47,95
|
*
|
New Zealand
|
837.436
|
4.626.729
|
+117,30
|
*
|
Angola
|
933.335
|
4.565.872
|
+38,92
|
*
|
Lào
|
518.547
|
4.311.666
|
+262,26
|
-12,23
|
Myanma
|
51.269
|
1.796.945
|
-48,61
|
*
|
Cuba
|
390.758
|
1.282.992
|
*
|
+720,75
|
Nigieria
|
31.000
|
217.548
|
-28,63
|
*
|
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết: Những đơn hàng từ châu Âu đang bị giảm, khách đặt hàng may mặc từ Mỹ cũng đang dè dặt với số lượng đặt hàng ít hơn và thời gian chậm hơn, nhiều doanh nghiệp trong ngành đang phải tìm cách “lấp chỗ trống”, xuất khẩu sang những thị trường mới, tạo nên mức tăng khá tốt cho kim ngạch xuất khẩu. Như xuất khẩu dệt may sang Cuba được 1,28 triệu USD, Brazil 18,81 triệu USD, Ấn Độ 13,01 triệu USD...
Tình hình tiêu thụ hàng dệt may tại Mỹ đang có khó khăn. Các tác động từ chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ Mỹ sau khi gỡ bỏ trần nợ công hồi đầu tháng 8, có thể ảnh hưởng không nhỏ đến hàng hoá xuất khẩu vào thị trường này. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu tám tháng đầu năm tăng hơn 30% cũng không làm cho các doanh nghiệp trong ngành hào hứng, bởi chủ yếu nhờ tăng giá xuất khẩu, nhưng chi phí đầu vào cũng tăng. Sản lượng thực sự chỉ tăng được 10%. Phần lợi nhuận thu được cũng chỉ còn chừng 2 – 3%. Hàng dệt may Việt Nam hiện đã đạt tiêu chuẩn kỹ thuật xuất khẩu vào Mỹ, EU, Nhật Bản thì việc xuất sang các nước khác gần như không gặp nhiều khó khăn. Vấn đề chỉ còn ở sự thoả thuận giá cả và chọn những chủng loại phù hợp với chuyền sản xuất của nhà máy.
Cơ hội đang tăng thêm, khi Việt Nam tiến vào thị trường chung châu Á 2015. Tổng giám đốc Garmex Sài Gòn cho rằng, khi thuế suất bằng 0, hàng của các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan… dễ dàng vào Việt Nam, ngược lại hàng dệt may Việt Nam có thể phát triển ra toàn khu vực.
Thị trường nhỏ, chưa có những thương hiệu nổi tiếng, còn là cơ hội để ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu ODM – hình thức bán hàng may mặc xuất khẩu bao gồm cả thiết kế, hoặc phát triển mạng lưới kinh doanh và phân phối. Ông Lê Tiến Trường, phó tổng giám đốc tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết Vinatex đang đẩy mạnh xuất khẩu ODM. Cụ thể tỷ trọng sản phẩm ODM trong các đơn hàng dự kiến sẽ tăng khoảng 5% ngay trong năm 2011, tăng lên 15% vào năm 2015 và 20% năm 2020.
(vinanet-T.Thuy)
Nguồn:Vinanet