menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu hạt điều sang các thị trường tăng trưởng mạnh

10:01 26/09/2014

Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến nhưng xuất khẩu hạt điều cả nước trong 8 tháng đầu năm 2014 vẫn đạt 198.743 tấn với kim ngạch 1,29 tỷ USD; tăng 20,2% về khối lượng và tăng 21,5% về giá trị so cùng kỳ 2013.

(VINANET) Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến nhưng xuất khẩu hạt điều cả nước trong 8 tháng đầu năm 2014 vẫn đạt 198.743 tấn với kim ngạch 1,29 tỷ USD; tăng 20,2% về khối lượng và tăng 21,5% về giá trị so cùng kỳ 2013.

Giá hạt điều XK bình quân 7 tháng đầu năm đạt 6.438 USD/tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan tiếp tục duy trì là 3 thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu Hoa Kỳ đạt 367,84 triệu USD, chiếm tỷ lệ 34,67% tổng kim ngạch, tăng 14,83% so với cùng kỳ; xuất sang Trung Quốc đạt 175,7 triệu USD, chiếm 16,56%, tăng 8,17% và xuất sang Hà Lan đạt 110,79 triệu USD, chiếm 10,44%, tăng 34,22%.

Xuất khẩu hạt điều 8 tháng đầu năm sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ; trong đó một số thị trường tăng trưởng mạnh trên 100% về kim ngạch như: Nhật Bản tăng 174,65%, U.A.E tăng 134,71%, Pakistan tăng 130,47%, Pháp tăng 116,78%, Hy Lạp tăng 104,84%. Ngược lại, xuất khẩu sụt giảm các thị trường Ấn Độ, Ucraina và Nga với mức giảm tương ứng 92,77%, 31,68% và 16,13%.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), ngành điều hiện có 338 đầu mối chế biến và đã xuất khẩu tới hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ. Từ xuất khẩu hạt điều thô, ngành điều đã dần chuyển qua chế biến để xuất khẩu nhân điều và tận dụng hết nguyên liệu trong nước. Nhiều nhà máy chế biến đã được mở rộng, nâng cấp thêm để tăng công suất chế biến và tiến tới nhập khẩu điều thô từ các nước châu Phi.

Tuy nhiên, từ khi mở rộng công suất chế biến của các nhà máy, đã làm cho các vùng nguyên liệu trong nước không thể mở rộng được, thậm chí diện tích còn dần sụt giảm.

Sản lượng điều trong nước hiện mới chỉ đáp ứng được 50% công suất chế biến, còn lại phải nhập khẩu. Thêm vào đó, trong khi thị trường xuất khẩu điều rộng mở thì tiêu thụ nội địa quá ít, dẫn tới phụ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu. Khi thị trường nhập khẩu biến động, ngành điều sẽ gặp khó khăn. Đặc biệt, tình trạng người nông dân một số nơi chặt bỏ cây điều để trồng cây công nghiệp khác đạt hiệu quả kinh tế cao hơn cũng là nguyên nhân khiến sản lượng điều sụt giảm.

Liên quan đến vấn đề này, ông Đặng Hoàng Giang- Phó Chủ tịch VINACAS- cho rằng, để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho ngành điều, hiệp hội đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai chương trình "Giá trị điều Việt Nam" nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng hạt điều. Ngoài ra, hiệp hội cũng tiến hành xây dựng chỉ dẫn địa lý cho hạt điều tại tỉnh Bình Phước và Đồng Nai để nâng cao giá trị hạt điều của Việt Nam.

Diện tích điều sụt giảm do nhiều nguyên nhân nên Nhà nước cần có chiến lược quy hoạch cụ thể để người dân yên tâm sản xuất, tránh tình trạng chạy theo những loại cây trồng chỉ có lợi trước mắt. VINACAS cũng đang triển khai Chương trình cải tạo vườn điều từ nay đến năm 2017 tại Bình Phước, Đồng Nai. Khi cải tạo thành công những vườn điều già cỗi, thu hoạch kém, năng suất điều sẽ được cải thiện và tăng lên 3 tấn/ha. Nếu nhân rộng mô hình này tại nhiều địa phương khác, Việt Nam sẽ không lo thiếu nguyên liệu chế biến điều xuất khẩu.

Số liệu Hải quan xuất khẩu hạt điều 8 tháng năm 2014. ĐVT: USD

 

Thị trường

 

 

8T/2014

 

8T/2013

8T/2014 so cùng kỳ(%)

Tổng kim ngạch

       1.285.446.778

       1.060.944.672

+21,16

Hoa Kỳ

          422.405.840

           367.841.872

+14,83

Trung quốc

           190.048.917

           175.698.675

+8,17

Hà Lan

           148.697.345

           110.789.232

+34,22

Australia

             73.500.091

             61.783.873

+18,96

Canada

             49.789.753

             41.961.843

+18,65

Anh

             48.773.117

             33.531.309

+45,46

Nga

             32.203.540

             38.395.188

-16,13

Thái Lan

             30.640.688

             25.722.875

+19,12

Đức

             25.835.574

             21.921.424

+17,86

Israel

             17.075.949

             13.431.958

+27,13

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

             17.075.201

               7.275.083

+134,71

Nhật Bản

             16.805.759

               6.118.990

+174,65

Italia

             16.644.136

             10.896.617

+52,75

Pháp

             16.219.890

               7.482.076

+116,78

Đài Loan

             11.681.755

               9.688.470

+20,57

Tây Ban Nha

             10.273.868

               5.315.642

+93,28

New Zealand

               9.982.439

               9.059.727

+10,18

Hồng Kông

               9.515.884

               7.629.523

+24,72

Singapore

               7.321.471

               4.699.652

+55,79

Bỉ

               6.291.323

               3.979.459

+58,09

Nam Phi

               5.879.062

               4.792.734

+22,67

Philippines

               3.776.163

               3.651.683

+3,41

Nauy

               3.725.227

               3.623.238

+2,81

Ucraina

               3.620.273

               5.298.842

-31,68

Hy Lạp

               3.037.470

               1.482.867

+104,84

Pakistan

               1.498.715

                  650.295

+130,47

Ấn Độ

               1.436.955

             19.886.739

-92,77

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn:Vinanet