(VINANET) Nhóm hàng máy tính, điện tử và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu đứng thứ 4 về kim ngạch (sau nhóm hàng điện thoại, dệt may, giày dép). Tháng 5/2014 xuất khẩu nhóm hàng này giảm nhẹ 0,64% so với tháng trước đó, đạt 785,73 triệu USD; đưa kim ngạch cả 5 tháng đầu năm lên 3,79 tỷ USD, chiếm 6,45% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước, sụt giảm 3,12% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều nhất hàng máy tính, điện tử và linh kiện của Việt Nam, nhưng trong tháng 5 kim ngạch lại sụt giảm tới 23,52% so với tháng trước đó, chỉ đạt 164,26 triệu USD; đưa kim ngạch xuất khẩu 5 tháng lên 766,17 triệu USD, chiếm 20,22%, sụt giảm 17,81% so với cùng kỳ năm trước.
Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ 2 với 607,93 triệu USD, chiếm 16,04%, tăng trên 27%; tiếp đến Hồng Kông 245,84 triệu USD, chiếm 6,49%, tăng mạnh 68,94%; Malaysia 230,33 triệu USD, chiếm 6,08%, giảm 44,53%; Hà Lan 202,38 triệu USD, chiếm 5,34%, giảm 8,07%.
Xét về mức độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng đầu năm, có 23/38 nhóm hàng tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu tăng trưởng mạnh ở các thị trường như: Phần Lan (+209,16%), Nam Phi (+142,94%), Indonesia (+102,85%), Mexico (+92,58%), U.A.E (+80,22%).
Tuy nhiên, xuất khẩu máy tính, điện tử lại sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Anh (-71,76%), Rumani (-62,78%), Pháp (-50,35%), Australia (-50,55%), Hungari (-58,48%).
Số liệu Hải quan về xuất khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện 5 tháng 2014. ĐVT: USD
Thị trường
|
T5/2014
|
5T/2014
|
T5/2014 so T5/2013(%)
|
5T/2014 so cùng kỳ(%)
|
Tổng kim ngạch
|
785.729.376
|
3.790.118.287
|
-0,64
|
-3,12
|
Trung quốc
|
164.257.748
|
766.173.464
|
-23,52
|
-17,81
|
Hoa Kỳ
|
131.881.275
|
607.926.385
|
+33,25
|
+27,03
|
Hồng Kông
|
58.567.527
|
245.838.621
|
+97,93
|
+68,94
|
Malaysia
|
46.403.154
|
230.332.650
|
-46,26
|
-44,53
|
Hà Lan
|
43.773.239
|
202.382.891
|
+16,52
|
-8,07
|
Singapore
|
43.885.557
|
182.404.150
|
+4,14
|
+4,35
|
Nhật Bản
|
21.499.318
|
130.096.024
|
-13,80
|
+4,52
|
Hàn Quốc
|
27.579.630
|
125.835.569
|
-6,38
|
+1,10
|
Đức
|
14.022.237
|
118.894.105
|
+24,07
|
+0,10
|
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
|
15.989.881
|
96.552.474
|
+47,47
|
+80,22
|
Ấn Độ
|
11.903.980
|
69.296.277
|
-19,95
|
-13,10
|
Slovakia
|
11.734.475
|
67.066.161
|
+9,23
|
+20,43
|
Mexico
|
11.081.382
|
57.167.592
|
+29,12
|
+92,58
|
Thái Lan
|
13.230.118
|
55.675.281
|
-14,36
|
-5,19
|
Canada
|
12.763.055
|
53.442.739
|
+78,68
|
+55,21
|
Đài Loan
|
14.754.914
|
51.301.379
|
+234,57
|
+66,98
|
Pháp
|
5.727.284
|
49.176.040
|
-25,97
|
-50,35
|
Philippines
|
9.071.522
|
46.108.471
|
+50,95
|
+41,42
|
Nigeria
|
11.831.564
|
42.682.393
|
-3,35
|
+14,69
|
Italia
|
7.076.573
|
42.477.654
|
+9,01
|
-4,26
|
Tây Ban Nha
|
3.500.535
|
41.132.377
|
-68,50
|
-27,11
|
Anh
|
2.523.891
|
40.817.616
|
-77,89
|
-71,76
|
Braxin
|
5.099.948
|
36.971.850
|
-42,63
|
+4,79
|
Thuỵ Điển
|
12.603.789
|
32.996.814
|
+165,16
|
+18,14
|
Australia
|
7.690.576
|
30.896.071
|
-47,90
|
-50,55
|
Indonesia
|
7.196.092
|
30.574.419
|
+340,30
|
+102,85
|
Nga
|
4.260.183
|
28.361.245
|
-35,48
|
-34,74
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
4.094.476
|
27.400.806
|
+22,54
|
+61,55
|
Nam Phi
|
3.904.642
|
24.898.004
|
+43,78
|
+142,94
|
Ba Lan
|
4.410.790
|
24.137.176
|
-0,82
|
+14,60
|
Bồ Đào Nha
|
3.281.216
|
10.321.179
|
+50,10
|
-9,68
|
NewZealand
|
1.119.877
|
5.568.607
|
*
|
*
|
Panama
|
917.408
|
5.154.347
|
-19,98
|
+29,99
|
Bỉ
|
830.057
|
4.335.548
|
+4,20
|
+25,57
|
Thuỵ Sĩ
|
538.659
|
2.359.987
|
-39,77
|
-44,58
|
Hungari
|
201.006
|
2.108.526
|
-79,63
|
-58,48
|
Phần Lan
|
627.544
|
1.363.466
|
+899,10
|
+209,16
|
Rumani
|
89.195
|
196.978
|
-28,77
|
-62,78
|
Các nhà đầu tư nước ngoài nhận định ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ông Duangdej Yuaikwarmdee, Phó Giám đốc Công ty Reed Tradex dự đoán vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có khả năng tăng trưởng mạnh trong năm 2014, tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế chung và dẫn đến kết quả là một nền kinh tế tăng trưởng “kép”.
Các nhà sản xuất và nhà đầu tư nước ngoài tìm thấy sự hấp dẫn của nguồn lao động chi phí thấp, thị trường nội địa rộng lớn của Việt Nam và quan tâm đầu tư lâu dài, bất chấp những thách thức về cơ cầu kinh tế. Điển hình như Công ty Samsung Hàn Quốc đã ký hợp đồng xây dựng nhà máy thứ 2 của mình (trị giá khoảng 2 tỷ USD), dự kiến sẽ đạt công suất 120 triệu thiết bị một năm, gấp đôi công suất hiện tại ở Việt Nam.
Nhiều công ty lĩnh vực điện tử khác cũng đang tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Nokia đã mở nhà máy đầu tiên tại Việt Nam (300 triệu USD), được kỳ vọng sẽ tạo ra 10.000 việc làm và sản xuất 45 triệu thiết bị cầm tay mỗi quý. Nhà sản xuất máy in và máy photocopy, Fuji Xerox, cũng đã mở nhà máy 90,2 triệu USD tại Hải Phòng, đây là cơ sở đầu tiên của công ty Nhật Bản này tại các nước Đông Nam Á với mục đích đáp ứng nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng...
Điều này đã thúc đẩy sản lượng xuất khẩu điện tử, đặc biệt là điện thoại di động, có sự gia tăng đáng kể trong vài năm gần đây, chiếm tới 24,5 % tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Cũng theo ông Duangdej Yuaikwarmdee, mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu điện tử của Việt Nam vào năm 2017, trị giá 40 tỷ USD, có thể đạt được. Tuy nhiên, để tăng số lượng các công ty điện tử trong nước có thể xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là dưới thương hiệu Việt Nam, sẽ là một thách thức lớn.
Do vậy, các doanh nghiệp trong nước cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực sản xuất điện tử đang tạo nhiều cơ hội cho các công ty nhỏ cung cấp dịch vụ hoặc phụ tùng cho các công ty lớn. Đây là một dấu hiệu tốt, cơ hội tốt cho ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam phát triển.
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Điện tử Singapore (AEIS), ông Adam See, cho rằng: “Sự phát triển của công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ trở thành hiện tượng trong một vài năm tới”.
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet
Nguồn:Vinanet